Covid-19 “cú hích” để doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, đình trệ và dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng. Trước những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng thay đổi hình thức kinh doanh, đẩy nhanh việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất.
Chuyển sản xuất sang phi tập trung sẽ đảm bảo nguồn cung lao động Ngành BHXH: Sẽ số hóa 100% hồ sơ, giải quyết thủ tục không phụ thuộc vào địa giới hành chính Thúc đẩy tương lai chuyển đổi số cho lĩnh vực thanh toán tại khu vực Đông Nam Á

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở các tỉnh, thành phố, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức làm việc tại nhà, họp, làm việc đều chuyển sang online. Đây chính là thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp, là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số với việc áp dụng công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, tổ chức việc làm.

chuyen-doi-so-doanh-nghiep-viet-van-dang-trong-giai-doan-do-duong
Covid-19 "cú hích" để các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. (ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2021, cả nước có 114 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động; đồng thời, có tới 85,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp không đủ sức trụ lại trên thị trường. Do đó, việc áp dụng chuyển đổi số là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công, đặc biệt là việc đưa doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.

Chia sẻ về việc doanh nghiệp chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Dương (Hà Nội) cho biết, là doanh nghiệp hoạt động đa ngành quen với kiểu làm việc truyền thống, chủ yếu dùng văn bản giấy tờ, bàn giao công việc trực tiếp. Trước nguy cơ phải ngừng hoạt động, ông Minh đã quyết định phải chuyển đổi số. Tất cả công ty làm việc qua mạng, mọi giao dịch chuyển sang online, thanh toán với khách hàng trên nền tảng ví điện tử... Chỉ hơn 1 tháng, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, giấy tờ, mực in, tiền điện nước hiệu suất công việc lại tăng lên nhiều.

Cũng đề cập đến vấn đề này, theo ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), hiện cả nước mới chỉ có 15% doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển đổi số, còn hơn 70% doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số và phản ứng thụ động với thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, song trình độ khoa học, công nghệ còn thấp, có 80-90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

Nhận định chuyển đổi số là hành trình dài, buộc các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân phải chạy đua để thay đổi toàn diện, theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, ở nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn và chậm hơn kỳ vọng. Bởi khung pháp lý cho doanh nghiệp chưa hoàn thiện, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, nguồn nhân lực công nghệ cao còn thiếu do giáo dục đào tạo chưa đáp ứng... Tuy vậy, dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn phải là đơn vị tiên phong chuyển đổi số, đi đầu trong nền kinh tế số, không chỉ phát triển kinh doanh, mà vì tính sống còn.

Đồng quan điểm trên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để đẩy nhanh chuyển đổi số, doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam cần phải “khởi nghiệp" lại, xây dựng lại chiến lược, tầm nhìn làm việc để không bị các thị trường từ bỏ. Đặc biệt là khi xu hướng thế giới đang chuyển đổi số mạnh mẽ, phải thay đổi cung cách làm việc, bỏ đi những “hành lý” nặng nề, đừng để nó kéo ngã doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số giờ không còn là nhu cầu, muốn hay không mà đã là yêu cầu bắt buộc phải làm.

Vì thế, để các doanh nghiệp chuyển đổi số, khâu đột phá là phải có một cơ chế về thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân cấp dữ liệu, không cát cứ về dữ liệu, bảo vệ an toàn dữ liệu. Nhà nước đã bỏ ngân sách ra để làm cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai, doanh nghiệp... đó phải xem như tài sản của toàn dân, hãy để người dân và doanh nghiệp được sử dụng. Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Chuyển đổi số cần sự đồng hành của doanh nghiệp, Chính phủ và cả xã hội và dịch Covid-19 được xem như một cú hích để hành trình đó diễn ra nhanh hơn.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động