CPI tháng 3/2020 giảm 0,72%
![]() | CPI 6 tháng đầu năm 2019: Một số vấn đề cần được làm rõ |
![]() | Xăng dầu khiến CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,41% |
Cụ thể, so sánh tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tăng lần lượt 4,87% và 5,56%.
![]() |
Các cơ quan chức năng tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường dẫn đến CPI tháng 3/2020 giảm. |
So sánh tốc độ tăng CPI tháng 3 so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7%; 4,87%. Tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.
Trong tháng 3, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 4,87%. Tiếp theo là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%; Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Nhóm giáo dục tăng 0,04%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2020 so với tháng trước giảm 0,06%, tăng 2,95% so với tháng 3/2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 3,05%.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI quý I/ 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: lương thực, thực phẩm, rau quả; giá điện nước sinh hoạt…
Ở chiều ngược lại có có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong quý I như: Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm; ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch. Hơn nữa, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít
Thị trường 20/04/2025 19:09

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ
Thị trường 20/04/2025 19:09

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới
Thị trường 20/04/2025 07:22

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần
Thị trường 20/04/2025 07:22

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Thị trường 20/04/2025 06:34

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn
Thị trường 20/04/2025 06:34

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu
Thị trường 19/04/2025 15:11

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng
Thị trường 19/04/2025 12:06

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 07:20

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 06:53