“Cú hích” kích cầu thị trường ô tô nội địa
Thị trường ô tô sôi động trở lại Dính “hạn” Covid-19 - Thị trường ô tô gặp khó, giá giảm |
Kích cầu thị trường
Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, góp phần tháo gỡ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Thông tin ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% phí trước bạ được thông qua được xem như “cú hích” lớn với thị trường ô tô nội địa. (Ảnh: Bùi Phương) |
Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ trên cơ sở các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Đơn cử, theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống là 10%, nếu được tiếp tục giảm 50% thì mức thu lệ phí trước bạ sẽ giảm còn 5%.
Nghị định cũng nêu rõ, từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, trên cơ sở các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Theo tìm hiểu, chính sách “kích cầu” này được kỳ vọng sẽ tác động tăng tổng thu ngân sách Nhà nước bởi mặc dù việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ làm giảm số thu lệ phí trước bạ theo chính sách, nhưng do số lượng xe ô tô tiêu thụ tăng lên nên tổng số thu ngân sách Nhà nước về lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng vẫn tăng lên. Ngoài ra, việc giảm lệ phí trước bạ sẽ giúp cho các hãng xe giảm bớt được gánh nặng về chi phí ưu đãi để kích cầu mà họ đã phải thực hiện trong thời gian dài. Từ đây, hãng có nguồn lực tài chính phục vụ cho việc cải tiến quy trình kinh doanh, hồi sức và chờ đợi cơ hội tốt hơn để khai thông thị trường.
Trước đó, để “kích cầu” trong nước ở thời điểm diễn ra đại dịch, Chính phủ cũng đã áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Mong chờ sự khởi sắc
Thực tế, sau thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến tình trạng giãn cách xã hội kéo dài, doanh số bán ô tô tại Việt Nam đã dần hồi phục trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong tháng 10/2021, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 29.797 xe, bao gồm 19.865 xe du lịch, 9.492 xe thương mại và 404 xe chuyên dụng. Riêng xe du lịch đã tăng đến 138%, xe thương mại tăng 94% và xe chuyên dụng tăng 45% so với tháng trước. Nếu xét về nguồn gốc, doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 15.344 xe, tăng 110% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 14.453 xe, tăng 132% so với tháng 9/2021.
Ở câu chuyện Chính phủ thời gian qua đã tung ra nhiều gói hỗ trợ, kích cầu nhằm khôi phục kinh tế, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, hiệu quả của những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhiều nhân tố, như khả năng chống chịu và tình trạng bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp và người dân trong thời gian dịch; quy mô, đối tượng, điều kiện và các quy trình thủ tục triển khai các gói hỗ trợ; năng lực triển khai và khả năng kiểm soát các cản trở hoặc sự lạm dụng trong quá trình người dân và doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ… Hơn nữa, dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ hàng trăm năm qua. Do đó, những gói hỗ trợ của Việt Nam được Chính phủ đưa ra cũng vừa mang tính truyền thống, vừa chưa có tiền lệ nên không thể tránh khỏi những lúng túng và những bất cập trong quyết định, nhất là các đối tượng thụ hưởng các chính sách. |
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng chỉ ra, doanh số tăng trong tháng 10/2021 nhờ vào 2 yếu tố chính: Hoạt động trở lại của tất cả các đại lý ô tô trên toàn quốc, cũng như sự phục hồi nhanh chóng của các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, tăng 132% so với tháng trước. Tuy nhiên, doanh số tháng 10/2021 vẫn giảm 10,4% so với tháng 10/2020. Doanh số bán ra của thị trường lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10/2021 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ trong thời điểm trước đại dịch (10 tháng của năm 2021 so với 10 tháng đầu 2019 giảm 16%).
Theo ghi nhận, chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước đã có tác động mạnh trong thời điểm này. Hiện nhiều người có nhu cầu mua xe ô tô đang có tâm lý chờ đợi chính sách có hiệu lực để tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Anh Đinh Hữu Dương (41 tuổi), ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết bản thân đang có dự định mua một chiếc ô tô nhãn hiệu Hyundai Accent. Tuy nhiên, anh được khuyên rằng nên chờ thêm ít ngày nữa để được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ. Theo anh Dương, với chiếc xe ô tô anh dự định mua giá khoảng 600 triệu đồng thì tính ra có thể được giảm gần 30 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ.
Qua khảo sát tại các website kinh doanh ô tô, trước thông tin liên quan đến phí trước bạ, các đơn vị kinh doanh cũng kỳ vọng thị trường ô tô Việt Nam sẽ sôi động trở lại. Sang tháng 12, nhiều đại lý đang chuẩn bị tung nhiều chương trình khuyến mại lớn cho khách mua xe. Trước sự kỳ vọng về cú hích kích cầu thị trường ô tô sau dịch, nhiều chuyên gia cho rằng người dân nên tham khảo kỹ lưỡng về giá xe trước khi quyết định mua, tránh tình trạng một số hãng xe tung ra những gói khuyến mại ảo để trục lợi./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34