Cùng đẩy lùi rác thải nhựa
Nói không với ống hút nhựa Tuổi trẻ Thủ đô chung tay giảm thiểu rác thải nhựa |
Tiện lợi nhưng cũng nhiều hạn chế
Rác thải nhựa là một trong những vấn nạn, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sức khỏe của con người. Các nhà khoa học đánh giá, chất thải nhựa khó phân hủy kéo dài sẽ gây ô nhiễm môi trường, chi phí xử lý tốn kém… là những tác hại nhãn tiền dẫn đến thảm họa thường gọi là ô nhiễm trắng.
Việc đốt bỏ rác thải nhựa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Giang Nam |
Ghi nhận thực tế, các sản phẩm nhựa dùng một lần như: Ống hút, thìa, nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa, những chiếc túi ni lông... là những vật dụng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi tính tiện lợi và giá thành rẻ. Phổ biến nhất là tại khu vực chợ dân sinh, các cửa hàng đồ ăn nhanh, quán ăn... ở đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp.
Đặc biệt, thời điểm này, đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy sự lên ngôi của xu hướng mua sắm online. Với hoạt động ship hàng khắp mọi miền đất nước, người bán phải “gia cố” hàng hóa trong nhiều lớp ni lông. Sau khi nhận sản phẩm, người mua hàng cũng không thể tận dụng lại túi ni lông và thường “xả” thẳng ra môi trường, đây là một trong những căn nguyên khiến lượng rác thải nhựa cứ thế càng đầy lên.
Đáng nói, theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước. Chẳng hạn, nhựa, túi ni lông khi lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.
Với con người, thói quen sử dụng ni lông, hộp nhựa, hộp xốp để đựng đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Khi “xả” ra môi trường, hộp xốp, hộp nhựa sau một khoảng thời gian nhất định sẽ bị phân hủy, chuyển thành những hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, ngấm vào nguồn nước hay lơ lửng trong không khí khiến động vật, con người nuốt phải, từ đó gây ra tác hại với sức khỏe con người.
Trước vấn nạn về rác thải nhựa, hiện Hà Nội là một trong các địa phương tiên phong khi không sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần. Để hạn chế rác thải nhựa, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là vận động, tuyên truyền, kêu gọi sự ủng hộ của doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiên phong trong việc nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần. |
Dù có nhiều tác hại song nếu nhìn ở góc độ tổng thể, nếu tái chế rác thải nhựa hiệu quả, đúng phương pháp thì có thể biến nó trở thành nguồn tài nguyên hữu ích. Nói cách khác, nhựa chỉ là chất thải khi không được quản lý tốt. Rác thải nhựa hoàn toàn có thể xem là nguồn tài nguyên. Để quản lý nguồn tài nguyên này, điều cần thiết hiện nay là phải xây dựng được hệ thống thu gom rác và phân loại rác từ nguồn.
Song quanh vấn đề tái chế rác thải nhựa hiện vẫn tồn tại nhiều nan giải. Chẳng hạn, tại Hà Nội, công tác tái chế hiện nay lại chỉ trông chờ vào các làng nghề thủ công, chuyên tái chế phế liệu, chủ yếu là giấy, nhựa như: Thôn Tân Triều, xã Triều Khúc (huyện Thanh Trì); phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); thôn Từ Châu, xã Liên Châu (huyện Thanh Oai); thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa); xã Tiên Dược và Kim Lũ (huyện Sóc Sơn)...
Tại những làng nghề này, vỏ chai đựng nước, lon nước ngọt hay các loại túi ni lông, giấy, vở, sách báo cũ… bỏ đi đang được nhiều người thu gom, phân loại, bán cho các đại lý, rồi chuyển về nơi tái chế. Những thứ này được quay vòng, trở thành vật dụng hữu ích, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người.
Nhân lên những cách làm hay
Trước vấn nạn về rác thải nhựa, hiện Hà Nội là một trong các địa phương tiên phong khi không sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần. Để hạn chế rác thải nhựa, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là vận động, tuyên truyền, kêu gọi sự ủng hộ của doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiên phong trong việc nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn thể cũng tham gia tuyên truyền hạn chế phát thải túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Điển hình là trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã, siêu thị, trung tâm thương mại… đã ngừng bán, sử dụng túi ni lông trong việc phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Tại thị xã Sơn Tây, được biết phong trào bảo vệ môi trường của các cấp Hội phụ nữ thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình tự quản hiệu quả, thiết thực được duy trì như mô hình “Sạch đồng ruộng”, mô hình “Tổ thu gom phế liệu bảo vệ môi trường”, “Nói không với túi ni lông” được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.
Tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, bà Nguyễn Thị Hồng Lê - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết, Hội đã truyên truyền vận động được 100% cán bộ, hội viên tại các chi hội hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới. Đáng chú ý, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã duy trì 3 chi hội với mô hình “biến rác thải thành tiền” tại chi hội Việt Long, Cẩm Phương, Hoàng Long và sự tham gia của chi hội Hà Tân, được chị em phụ nữ xã tham gia nhiệt tình.
Hiện người dân đang dần thay đổi thói quen, từ việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần sang các sản phẩm thân thiện môi trường. Ảnh: Giang Nam |
Đó là các địa phương ngoại thành, trong nội thành Hà Nội hiện cũng có không ít những cách làm hay để giảm thiểu rác thải nhựa. Ghi nhận thực tế tại chợ Văn La (phường Phú La, quận Hà Đông) nhiều người dân khi đi chợ đều đem theo làn nhựa để đựng đồ thay thế cho túi ni lông…
Chị Nguyễn Thị Tuệ (tiểu thương tại chợ) cho biết, từ khi được Ban quản lý chợ, Thành đoàn Hà Nội tuyên truyền, các tiểu thương tại chợ Văn La đã hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, mỗi người đều tự nhận thấy mình cần thay đổi thói quen đưa nhiều túi ni lông cho khách hàng, học những cách tuyên truyền, giải thích dễ hiểu với khách hàng mỗi khi họ xin thêm túi ni lông.
Nếu trước kia khách mua vài quả chanh, quả ớt, mấy cây hành đều đòi đựng riêng trong một túi ni lông thì nay người bán đều giải thích cho khách hiểu để đựng chung vào các túi đồ đã mua trước đó, khách hàng đều đồng tình, vui vẻ chứ không gây khó khăn gì. Người dân khi đi chợ đã có ý thức mang theo làn, hộp… sử dụng được nhiều lần để hạn chế phải dùng quá nhiều túi ni lông.
Rõ ràng, phong trào chống rác thải nhựa đang triển khai trên địa bàn thành phố dù cách thức thể hiện ít nhiều khác nhau song đều hướng tới mục tiêu chung là thay đổi thói quen từ sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần sang chất liệu thân thiện môi trường. Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các sở, ngành, địa phương và mỗi người dân, việc giảm thiểu và đẩy lùi rác thải nhựa trên địa bàn thành phố sẽ đi vào nền nếp, tạo thành nếp sống văn minh mới trong cộng đồng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34