Cùng thay đổi vì trường học hạnh phúc
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi | |
Xây dựng trường học hạnh phúc: Tất cả cùng thay đổi và tiến bộ | |
Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh |
Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Tuy nhiên để xây dựng được một ngôi trường hạnh phúc đích thực lại không hề đơn giản, đòi hỏi cái tâm thực sự của người quản lý cho đến mỗi giáo viên và nhân viên trong trường học.
Chia sẻ tại buổi tập huấn chuyên đề “Thay đổi vì trường học hạnh phúc” do Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam) cho rằng, muốn xây dựng được ngôi trường hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. Thầy cô phải thực sự yêu nghề, yêu thương và tôn trọng học sinh; luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, thông cảm và sẵn sàng làm tất cả những điều tốt nhất cho học sinh của mình. Khi hạnh phúc của thầy cô được lan tỏa đến học sinh, học sinh cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. (Ảnh minh họa) |
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, thầy cô muốn học trò của mình cảm nhận được hạnh phúc trong mỗi buổi đến trường thì phải có phương pháp giúp học trò cảm nhận việc học thật sự thoải mái, không bị áp lực bởi điểm số thành tích. Các em đến trường không chỉ học kiến thức để đạt được những điểm số cao, mà còn học làm người và trau dồi những kỹ năng cần thiết cho quá trình trưởng thành. Thực tế, việc học đang đè nặng lên tâm lý của nhiều học sinh, khiến các em không còn cảm thấy thú vị.
Một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng cốt lõi có 3 tiêu chí quan trọng đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Trao đổi về các tiêu chí nêu trên, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam dẫn giải:
Về tiêu chí yêu thương, nội hàm của tiêu chí này gồm: Quan tâm (Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và học sinh quan tâm đến nhau. Nếu thiếu sự quan tâm, chỉ làm việc theo trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được); Chia sẻ (Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách);
Thầy giáo Hoàng Đức Mạnh và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Thanh (huyện Mỹ Đức). |
Sự tin tưởng lẫn nhau (Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Nếu hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tìn thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ); Hỗ trợ (Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân trở thành kẻ thù của hạnh phúc) và Bao dung (Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng).
Về tiêu chí an toàn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh, an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.
Về tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp, nhưng không có nghĩa là tất cả vài trăm người giống nhau như một, dẫn đến đồng phục hóa trăm người như một. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất.
"Các nhà trường, các thầy, cô giáo phải đồng hành cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong việc triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc. Các trường cần khảo sát, đánh giá, những tiêu chí nào đạt thì tiếp tục triển khai nhân rộng, những tiêu chí nào chưa đạt thì có kế hoạch cụ thể, triển khai dần từng bước để mỗi một năm, mỗi nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường cùng toàn thể các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc hơn" - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02