Cuối năm gian nan tìm người giúp việc
Vật vã tìm người giúp việc gia đình sau Tết Nguyên đán Chật vật tìm người giúp việc sau Tết Cẩn thận khi tìm người giúp việc qua mạng |
Gian nan tìm người giúp việc
Những ngày giữa tháng Chạp năm Tân Sửu, chị Nguyễn Thị Ngọc ở phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng lúc nào cũng trong tình trạng tất tả, bận rộn. “Công việc cuối năm ở cơ quan thì nhiều, nhà có ông nội ốm nằm một chỗ cần người chăm sóc, con nhỏ lại không đến trường, tôi không sao xoay sở được”, chị Ngọc cho biết.
Khách hàng giao dịch tại Công ty Giới thiệu người giúp việc Hồng Doan (quận Cầu Giấy). |
Chạy đôn đáo tìm người giúp việc, hết nhờ người quen giới thiệu lại đến các Trung tâm giúp việc mà vẫn chưa được như ý. “Người thì đòi mức lương quá cao 8-9 triệu đồng/tháng, người thì kén việc, không muốn chăm con nhỏ, người ốm nên không nhận làm. Tôi đã để lại số điện thoại tại nhiều trung tâm giúp việc nhưng chưa thấy đâu gọi”, chị Ngọc cho biết.
Trong khi đó, gia đình chị Nguyễn Mai Lan - khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, cũng đang trong tình trạng “đỏ mắt” tìm người giúp việc. “Người giúp việc cũ đã ở cùng gia đình nhiều năm, rất quen việc, nhưng vừa rồi dịch bệnh phức tạp, bà ấy về quê tránh dịch rồi không quay lại nữa”, chị Mai Lan kể. Sau đó, chị Lan đã tìm được một người giúp việc mới nhưng chưa được bao lâu thì người này phải cách ly do liên quan đến ca bệnh F0. Cực chẳng đã, chị đành tìm người giúp việc theo giờ với giá 100.000 đồng/giờ.
Chia sẻ nỗi niềm với các chủ nhà, chị Trần Thị Hoa, người giúp việc quê ở tỉnh Phú Thọ cho biết, chị làm nghề giúp việc đã 15 năm và gắn bó, yêu thích nghề. Tuy nhiên, giai đoạn dịch Covid-19 lần này kéo dài, dịch bệnh lại phức tạp nên chị quyết định về quê nghỉ ngơi. “Dù nhiều người quen điện thoại, giục tôi lên làm việc dịp Tết nhưng tôi đã xa nhà, không ăn Tết cùng con cháu nhiều năm nên năm nay quyết tâm nghỉ một cái Tết”, chị Hoa cho biết.
Chọn nghề giúp việc đã lâu nên chị Lê Thu Huyền, nhà ở huyện Hoài Đức đã quá quen với việc “chạy sô” làm giúp việc theo giờ ngày Tết. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh phức tạp nên chị Huyền đã chủ động “co” thời gian làm việc lại, chỉ làm cho các gia đình thân quen nhiều năm và bảo đảm gia đình đó không nằm trong “vùng cam”.
Cầu tăng, cung giảm
Trong năm 2021, nhiều ngành nghề phải tạm dừng hoạt động do dịch bệnh, tuy nhiên nghề giúp việc vẫn chưa bao giờ hết “nóng”. Thậm chí, do quá khan hiếm nguồn cung, trong khi nhu cầu lớn nên mức lương giúp việc tăng hơn so với năm trước.
Theo khảo sát tại các trung tâm giúp việc trên địa bàn Hà Nội, mức lương trung bình của người giúp việc nhà hiện nay là 7-8 triệu đồng/tháng, cao hơn so với đầu năm với mức trung bình 6-6,5 triệu đồng/tháng. Tương tự, nếu trước đây giá lương giúp việc theo giờ trung bình 40.000-60.000 đồng/giờ thì nay là 50.000 đồng - 80.000 đồng/giờ.
Bà Lê Thị Hạnh - Giám đốc điều hành Công ty Giúp việc Đức Hạnh (số 3, ngõ 63/212/8 đường Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận 30-40 cuộc gọi từ khách hàng để tìm người giúp việc. Tuy nhiên, trung tâm chỉ đáp ứng được 3-5 hợp đồng mỗi ngày, đạt 10% so với nhu cầu. Bà Hạnh cho biết, lao động đã hiếm, lại thiếu trầm trọng người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, song không vì lợi nhuận mà trung tâm tuyển dụng lao động không có tay nghề để giới thiệu cho khách hàng.
Công ty Hồng Doan (Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cũng là đơn vị chuyên giới thiệu người giúp việc, Giám đốc Công ty Nguyễn Thị Hồng Doan thông tin, mỗi ngày có đến 50-60 khách hàng điện thoại tìm người giúp việc nhưng trung tâm chỉ đáp ứng được khoảng 4-5 người/ngày. Nhiều người ở quê sợ không dám đi làm vì lo ngại dịch bệnh nên nguồn cung lao động giúp việc dịp cuối năm này kém hơn hẳn các năm trước dù nhiều gia đình sẵn sàng trả giá cao hơn.
Tại các trang, hội, nhóm trên mạng xã hội như: Hội tìm người giúp việc nhà và trông trẻ Hà Nội, Hội tìm người giúp việc… luôn có hàng trăm người có nhu cầu tìm kiếm người giúp việc cuối năm. Song, hầu như các tìm kiếm đều nhận được rất ít phản hồi từ phía người giúp việc; trong khi đó thực tế lại có tình trạng nhiều người giúp việc sẵn sàng “nhảy việc” khi có người trả lương cao hơn. Các trường hợp này phần lớn là do chủ nhà và giúp việc chỉ thỏa thuận miệng, không ký hợp đồng nên khó giữ người ở lại.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu, Điều 89 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động nêu rõ, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động bằng văn bản. Do vậy, nếu thực hiện tốt quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm cả hai bên và góp phần hạn chế tình trạng nêu trên./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”
Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng vốn 590 triệu USD
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Thương mại điện tử phải quản lý chặt
Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
Tin khác
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Việc làm 26/11/2024 10:00
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56