Cuốn sách về tình thầy trò "Nghề vương bụi phấn" ra mắt dịp 20/11
Dù đã có khá nhiều tác phẩm viết về tình thầy trò, song, "Nghề vương bụi phấn" vẫn tạo nên ấn tượng riêng có bởi sự mộc mạc, sáng trong như bản chất vốn có của tình thầy trò thiêng liêng, xuyên suốt chiều dài lịch sử và văn hóa của người Việt.
Trong 12 câu chuyện ấy, bạn đọc chắc hẳn sẽ gặp lại chính mình với ký ức thẳm sâu, nồng ấm. Ở đó, ta cảm nhận rõ bước chuyển mình của thiên nhiên, bốn mùa đi qua trong mưa nắng sân trường, buồn vui lắng đọng.
Cũng từ cuốn sách này, ta sẽ gặp mái trường tuổi thơ từ những ngày gian khó, gặp từng lớp học vùng sâu, miền xa nơi biên cương, hải đảo. Hình tượng các thầy cô giáo trong tác phẩm vừa thân quen, gần gụi, vừa biểu trưng cho vẻ đẹp của từng thời đại.
"Nghề vương bụi phấn" được Nhà xuất bản Văn học phát hành nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. |
Còn đó những người thầy đi qua cuộc chiến tranh, những cô giáo sớm hôm vất vả vì bươn chải với nghề, với đời, và cũng lại có các thầy cô giáo trẻ trung, năng động mà vẫn đa cảm, lắng sâu ở chính thời đại công nghệ số này.
Như vậy, với nhiều hình tượng nghề giáo, "Nghề vương bụi phấn" trở thành ấn phẩm văn học phù hợp với nhiều độ tuổi, thế hệ, ngành nghề ở khắp mọi miền đất nước.
Cuốn sách có dung lượng khá nhẹ nhõm, như một cuốn tản văn, một cuốn sổ tay, lưu bút, đủ để trở nên người bạn kề cận, thân thuộc bên mỗi người. Sự tinh tế và chân thành còn thể hiện ở câu chuyện thứ mười ba, phần còn bỏ ngỏ cuối sách, chờ bạn đọc kể tiếp.
Tác giả Nguyễn Huy Du cho biết, "Nghề vương bụi phấn" được anh hình thành trong những ngày tháng toàn xã hội phải gồng mình chống chọi với dịch bệnh Covid-19 và bao thiên tai bất ngờ xảy đến trên dải đất miền Trung.
Cùng với hoạt động xuất bản, ra mắt sách, tác giả sẽ dành toàn bộ nguồn tiền thu về từ cuốn sách hỗ trợ cho hoạt động "Tủ sách thiện nguyện Lá bồ đề" trong chương trình "Đưa chữ lên non trong kỷ nguyên số 4.0" được triển khai từ năm 2019 và hệ sinh thái giáo dục 4.0 TOTA. Chương trình này đã có những hoạt động thiết thực nhằm chung tay với cộng đồng để chia sẻ với những trẻ em hiếu học vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Tác giả Nguyễn Huy Du (sinh năm 1983) là một CEO công nghệ, nhà sáng chế Đèn học thông minh The Smart Light, người sáng lập và điều hành mạng xã hội dayhoc.net.vn. Anh đoạt giải thưởng "Công trình, sáng kiến tiêu biểu Tri thức trẻ vì Giáo dục" và huy hiệu "Tuổi trẻ sáng tạo" năm 2018; nhiều lần nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… cho những sáng tạo về công nghệ có tính ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01