Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp
![]() | Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp khỏi “cửa tử” trong thời gian ngắn kỷ lục |
![]() | Cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3 |
![]() | Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng |
Bệnh nhân vào Khoa Cấp cứu với biểu hiện tức ngực trái, đau thượng vị kèm theo khó thở vã mồ hôi. Sau 5 phút nhập viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở, mạch bẹn khó bắt…
Ngay lập tức, kíp trực của Khoa Cấp cứu tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện chuyển nhịp, kiểm soát hô hấp bằng đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch. Sau sốc điện 3 lần, bệnh nhân có nhịp trở lại, trên điện tâm đồ là hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới.
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. |
Đồng thời, kíp bác sĩ cấp cứu xin ý kiến trực lãnh đạo, phát động quy trình báo động đỏ: Thông báo Khoa Điều trị tích cực chống độc, kíp can thiệp tim mạch – Khoa Nội Tim Mạch phối hợp cấp cứu, tiến hành can thiệp cấp cứu khi huyết động bệnh nhân tạm ổn định.
Sau 20 phút cấp cứu, tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn. Lập tức, các bác sĩ thuộc 3 khoa thảo luận nhanh và đưa đến chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới, cần can thiệp cấp cứu.
Ths.Bs.Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đức Giang xin chỉ thị trực tiếp của lãnh đạo Bệnh viện tiến hành can thiệp cấp cứu. Bệnh nhân được tiến hành can thiệp cấp cứu sau 35 phút kể từ lúc nhập viện.
Tại phòng can thiệp, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời nhằm kiểm soát nhịp, sau đó tiến hành chụp mạch vành. Kết quả chụp mạch vành: Huyết khối gây tắc hoàn toàn từ đoạn I động mạch vành phải, tổn thương 80% động mạch liên thất trước. Kíp can thiệp tiến hành hút huyết khối, can thiệp 1 stent phủ thuốc đoạn I và II động mạch vành phải, chụp kiểm tra lại sau can thiệp giúp dòng chảy qua stent tốt. Sau 45 phút, ca can thiệp diễn ra thành công.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: "Bệnh nhân có tiền sử đau ngực trái, tăng huyết áp, gout, điều trị không đều ở nhà, đã từng có nhiều cơn đau ngực trái nhưng không đi khám. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện trên nên đi khám định kì để phát hiện những biến chứng do tăng huyết áp, trong đó có biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim".
Hiện tại, sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và đã được xuất viện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47