Cứu sống hai bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp
Theo đó, bệnh nhân nữ H. T. H. (59 tuổi, ngụ Vĩnh Long) được chuyển đến từ tuyến trước kèm chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, viêm ruột thừa cấp. Bệnh nhân H. có tiền sử tai biến mạch máu não, đã điều trị ổn định.
Tình trạng khối áp-xe nhiều mủ trắng đục của bệnh nhân H. |
Xuất hiện đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đau ngực trái từng cơn, càng lúc càng tăng, bệnh nhân H. nhập viện tại địa bàn thành phố Cần Thơ điều trị. Tại đây, bệnh nhân H. được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp.
BS.CKII. Thái Đắc Vinh – Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, 2 bệnh lý của bệnh nhân đều là bệnh lý cấp cứu, tuy nhiên, đánh giá thấy nhồi máu cơ tim hiện ổn định, nguy cơ thấp nên việc can thiệp sẽ thực hiện trong vòng 24h.
“E-kip quyết định phẫu thuật cấp cứu ruột thừa, xác định khối áp-xe kích thước 5x5cm ở hố chậu phải, tách ổ áp-xe nhiều mủ trắng đục, ruột thừa sau manh tràng hoại tử vỡ ở thân tạo ổ áp-xe”, BS Vinh cho hay.
Tương tự cũng viêm ruột thừa cấp và nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân L. T. N (73 tuổi, ngụ Bạc Liêu) được chuyển đến bệnh viện ngày 21/12.
Ngay lập tức, bệnh nhân N. được các bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt thành công ruột thừa bị viêm và mưng mủ.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. |
Sau phẫu thuật, sức khỏe hai bệnh nhân ổn định, được theo dõi và điều trị tại Khoa Tim mạch can thiệp.
Theo BS Vinh, dấu hiệu điển hình của Viêm ruột thừa cấp là đau vùng hố chậu phải, biến đổi đa dạng tùy vào từng người bệnh. Thông thường, phẫu thuật cắt ruột thừa là giải pháp tối ưu nhất để tránh vỡ hoặc hoại tử cơ quan.
BS Vinh cho biết thêm, nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong.
“Phẫu thuật bệnh nhân nhồi máu cơ tim, suy tim nặng cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở khám, đánh giá toàn diện người bệnh, nhiều chuyên khoa gây mê hồi sức, nội tim mạch, tim mạch can thiệp trước.., trong và sau phẫu thuật để ổn định nhanh nhất tình trạng tim mạch. Ngoài ra, bác sĩ cần kiểm soát tốt lượng dịch truyền trong mổ vì dễ nguy cơ gây phù phổi cấp”, BS Vinh lưu ý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”
Tin khác
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Y tế 25/12/2024 13:03
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43