Cứu sống nữ bệnh nhân ngộ độc thuốc gây tê sau 30 phút lăn kim trị mụn ở lưng
Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận điều trị chị H. (36 tuổi) trong tình trạng sốc nặng, huyết áp không đo được, giảm oxy máu, lơ mơ.
Nữ bệnh nhân bị sốc phản vệ, ngộ độc thuốc gây tê khi đi trị mụn tại spa (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Qua khai thác, chị H. chia sẻ có đến cơ sở thẩm mỹ để tẩy mụn trứng cá ở lưng. Nhân viên spa bôi thuốc tê nửa lưng cho chị H. rồi ủ tê bằng màng bọc thực phẩm. Sau khi lau thuốc tê, bước tiếp theo là dùng bàn lăn kim (dài 2mm) kết hợp với thuốc đông y để trị mụn.
Khoảng 30 phút sau khi lăn kim, chị H. xuất hiện đỏ toàn thân, ngứa, khó thở và rối loạn ý thức. Chủ cơ sở sơ cứu tại chỗ và chuyển chị đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm chống độc, bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ kết hợp bị ngộ độc lidocain (thuốc gây tê tại chỗ hấp thu qua da trên diện rộng và từ từ gây ngộ độc). Các bác sĩ cấp cứu kết hợp lọc máu liên tục cho bệnh nhân. Sau 5 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã dần hồi phục.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Loại thuốc tê đã dùng cho bệnh nhân ở dạng gel chứa lidocain với hàm lượng trên 15% (hàm lượng rất cao so với loại thuốc tê dùng để tiêm thường chỉ ở nồng độ 2%). Loại gel gây tê này đồng thời có chứa tá dược là methyl paraben có thể gây dị ứng. Trường hợp bệnh nhân là điển hình của ngộ độc thuốc tê do bị quá liều thuốc tê lidocain. Ban đầu, bệnh nhân không may bị sốc phản vệ nhiều khả năng là do methyl paraben".
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo ngộ độc thuốc gây tê rất nặng, nguy kịch, dễ tử vong và dễ dàng xảy ra với nhiều phẫu thuật. Ví dụ như bôi thuốc tê rộng trên da, đặc biệt kết hợp lăn kim trên da hoặc trên vùng da có tổn thương hoặc bệnh da có sẵn, gây tê lấy mỡ bụng ("xục" lấy mỡ bụng), gây tê tủy sống.
"Những trường hợp này đều đòi hỏi người thực hiện là các nhân viên y tế được đào tạo chuyên khoa và tiến hành ở các bệnh viện có điều kiện cấp cứu hồi sức. Người dân khi muốn làm thẩm mỹ với các thủ thuật, kỹ thuật xuyên qua da hoặc có bôi/đắp các thuốc trên diện da rộng thì cần tới các bệnh viện đảm bảo đúng chuyên môn về thẩm mỹ và cấp cứu hồi sức.
Tuyệt đối không đến các tiệm spa, hớt tóc, thẩm mỹ hoặc các phòng khám không đảm bảo an toàn để tránh tiền mất tật mang, thậm chí nguy hiểm đến mạng sống của mình" - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00