Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Phát biểu tại hội trường sáng 5/11, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua đã có những thay đổi căn bản cả về lượng và chất, bám sát mục tiêu thực hiện khâu đột phá chiến lược là phát triển kết cấu hạ tầng.

Tuy nhiên, khâu đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao lại chưa được quan tâm đầu tư ở mức cần thiết, điển hình là đầu tư cho giáo dục để phát triển trí lực và đầu tư cho y tế để nâng cao sinh lực, dường như còn mờ nhạt.

Báo cáo về vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực cho thấy năm 2024, trong tổng số khoảng 120 ngàn tỷ đồng, thì Bộ Y tế được phân bổ khoảng 1,2 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 1%; Bộ Giáo dục được phân bổ 1,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 1,2%.

Dự kiến năm 2025, tổng số khoảng 148 ngàn tỷ đồng, thì Bộ Y tế được phân bổ 5,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân bổ 2,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 1,9%.

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội

Còn trong phương án phân bổ vốn dự phòng giai đoạn 2021-2025 và vốn tăng thu ngân sách năm 2022, tổng cộng khoảng trên 50 ngàn tỷ đồng, thì cả 2 lĩnh vực giáo dục và y tế không đều không có tên.

“Với mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục thấp như thế thì đương nhiên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm sao có vốn đầu tư phát triển.

Chúng ta đang nói rất nhiều đến việc thúc đẩy các trường đại học và các bệnh viện phải thực hiện cơ chế tự chủ. Nhưng nếu chỉ thúc ép thực hiện tự chủ mà không có đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu thì hậu quá sẽ thế nào”, đại biểu phân tích.

Đại biểu Hoàng Văn Cường chia sẻ, ông vừa đến thăm Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, là 2 bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn. Cả hai bệnh viện đều nhìn đẹp như khách sạn 5 sao, với cơ sở vật chất như một bệnh viện quốc tế.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bệnh viện đang trăn trở làm thế nào để trả lãi 11% vốn vay xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đó? Nếu chỉ tính khấu hao để tái đầu tư và bù đắp chi thường xuyên theo đúng tinh thần tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên thì bệnh viện rất yên tâm thực hiện tự chủ, giá dịch vụ y tế sẽ ở mức vừa phải người bệnh có thể chi trả được.

“Nhưng nếu phải cộng thêm vào đó chi phí lãi suất vốn vay 11% nữa thì giá dịch vụ y tế sẽ đội lên rất cao. Điều vô lý là người bệnh đáng ra chỉ phải trả cho chi phí dich vụ khám chữa bệnh, thì bây giờ lại phải đi trả thêm một khoản nữa là lãi vay ngân hàng.

Đây là lý do, vì sao các bệnh viện lớn ở Trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, không dám nhận thực hiện tự chủ. Thà rằng cứ để cho người bệnh chen chúc, nằm giường ghép, nằm cả trên cáng dưới nền nhà, còn hơn là phải đi vay vốn đầu tư xây dựng, để rồi trong chí phí người bệnh phải trả, không chỉ bao gồm các chi phí cho dịch vụ khám chữa bệnh mà phải cộng thêm lãi ngân hàng”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Cũng theo ông Cường, điều tương tự như thế cũng xảy ra đối với các trường đại học tự chủ. Nếu được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu đầy đủ, các trường chỉ phải lo khấu hao để tái đầu tư và chi thường xuyên thì chi phí đào tạo mới thấp.

Tại Đại học Kinh tế Quốc dân, khu Ký túc xá hiện nay xuống cấp, nếu trường tự đi vay vốn ngân hàng về xây lại thì chắc chắn giá thuê sẽ rất cao vì phải trả cả lãi vay và vốn, điều này sẽ không phù hợp với khả năng thanh toán của người học. Đây cũng là lý do vì sao các trường đại học tự chủ có mức học phí rất cao, bởi vì rất có thể trong học phí đó có cả tiền lãi suất ngân hàng và tiền vốn đầu tư ban đầu.

“Nếu cứ để cho các bệnh viện và các trường đại học tự chủ, không phải chỉ tính khấu hao để tái đầu tư và bù đắp chi thường xuyên, mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao”, ông Cường nói.

Do vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc lại việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho các cơ sở y tế và giáo dục, ít nhất phải đủ đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất ban đầu, sau đó giao cho các trường, các bệnh viện tự chủ tự lo khấu hao để tái đầu tư và bù đắp chi phí thường xuyên.

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, có như thế, thì các cơ sở y tế, giáo dục mới thực hiện tự chủ đúng nghĩa, người bệnh và người học không phải gánh chịu những chi phí cao.

Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025 - 2027.

Đồng thời, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2024, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2025 của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý); một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của những ngày tháng 5 lịch sử chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, ngày 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025 nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Trận chung kết lượt đi Shopee Cup 2024/25 giữa Công an Hà Nội (CAHN) và Buriram United diễn ra tối 14/5 tại sân Hàng Đẫy đã khép lại với tỷ số hòa 2-2, trong thế trận đôi công rực lửa đúng chất một cuộc đại chiến Đông Nam Á.
Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025, sáng 15/5, Đoàn cán bộ Công đoàn và 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Trong trận chung kết Coppa Italia diễn ra rạng sáng ngày 15/5 tại sân Olimpico, Bologna đã tạo nên cột mốc lịch sử khi đánh bại AC Milan với tỷ số tối thiểu 1-0, qua đó giành chức vô địch Coppa Italia lần đầu tiên kể từ năm 1974. Người hùng của trận đấu là Dan Ndoye, với bàn thắng duy nhất ở phút 53, giúp đội bóng xứ Emilia khép lại hành trình kỳ diệu một cách trọn vẹn.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Tập 25 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc với những diễn biến đầy kịch tính và những bí mật được hé lộ.
Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Cuộc đối đầu giữa Osasuna và Atletico Madrid ở vòng 36 La Liga diễn ra trong bối cảnh cả hai đội đều đã xác định rõ mục tiêu của mình trong giai đoạn cuối mùa. Nếu như Osasuna vẫn đang nỗ lực níu kéo giấc mơ dự cúp châu Âu, thì Atletico Madrid gần như đã hoàn thành nhiệm vụ khi chắc suất trong top 4. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đội khách sẽ dễ dãi tại El Sadar, nơi mà Osasuna đang đặt tất cả hy vọng.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Xem thêm
Phiên bản di động