Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội “truy” tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (gồm hai hạng mục chính: Cụm công trình đầu mối trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút), được đầu tư từ nhiều năm nay, nhưng mỗi khi mưa lớn lại xuất hiện nhiều điểm úng, ngập.
Đại biểu Trịnh Xuân Quang nêu câu hỏi chất vấn. |
Tại Kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 5/7, đại biểu Trịnh Quang Xuân (Tổ quận Thanh Xuân) chất vấn: “Tôi xin đặt câu hỏi với lãnh đạo UBND quận Hà Đông. Vì sao dự án này chậm tiến độ? Trách nhiệm này thuộc về ai?”
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho hay, dự án cải tạo tiêu thoát nước cho khu vực phía Tây Hà Nội có tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng là 30,7ha, sau rà soát cần giải phóng 29,15 ha.
Đến nay đã giải phóng mặt bằng được 28,45 ha (đạt 97,59%); đã bàn giao cho chủ đầu tư 26,32 ha để thi công. Quá trình giải phóng mặt bằng có nhiều khó khăn do vướng nhiều cơ chế chính sách; đã được Thành phố và các sở, ngành tháo gỡ, đặc biệt là công tác tái định cư.
Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà trả lời chất vấn. |
Từ các giải pháp tháo gỡ, quận Hà Đông đang tập trung chuẩn bị xây dựng khu tái định cư cho 42 hộ dân nhận tái định cư bằng đất. “Đối với 122 hộ dân muốn tái định cư bằng nhà thì Hà Đông và Sở Xây dựng Hà Nội đang xây dựng phương án mua nhà chung cư cho người dân”, bà Hà cho biết.
Chủ tịch UBND quận Hà Đông khẳng định, đang tích cực phối hợp với các sở ngành, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư dự án cải tạo, tiêu thoát nước Tây Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trả lời chất vấn. |
Làm rõ thêm nội dung này, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực Thành ủy đã xuống tận nơi kiểm tra và chỉ đạo sát sao. Đến nay có rất nhiều chỉ đạo và tháo gỡ xong hết khó khăn.
Theo ông Quyền, quận Hà Đông và Sở Xây dựng tập trung đẩy nhanh vấn đề tái định cư. Nếu trường hợp các hộ dân tái định cư không chấp nhận cơ chế của Thành phố, Nhà nước thì sẽ xử lý quy trình cưỡng chế. “Nếu xảy ra trường hợp này sẽ rất phức tạp, mất thời gian hơn”, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền bày tỏ và khẳng định, các đơn vị thi công có mặt bằng đến đâu triển khai thi công đến đó và phấn đấu hoàn thành sớm nhất trong năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49