Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế

(LĐTĐ) Chỉ qua 4 tháng nghiêm ngặt cách ly phòng chống dịch, kinh tế nước ta đã rơi thẳng đứng từ mức tăng trưởng dương 6,61% ở quý 2 xuống âm 6,17% ở quý 3, mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa và hàng ngàn lao động mất việc làm, rời bỏ các trung tâm kinh tế hồi hương.
Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và phòng chống dịch Covid-19 Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

Sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu

Đây là phát biểu của đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 8/11 về tình hình kinh tế - xã hội và phòng, chống Covid-19.

Đại biểu đoàn Hà Nội đồng tình với báo cáo của Chính phủ đã đánh giá khá xác thực, toàn diện về kết quả đã đạt được và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các mục tiêu, giải pháp năm 2022.

“Chỉ qua 4 tháng nghiêm ngặt cách ly phòng chống dịch, kinh tế nước ta đã rơi thẳng đứng từ mức tăng trưởng dương 6,61% ở qúy 2 xuống âm 6,17% ở qúy 3, mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa và hàng ngàn lao động mất việc làm rời bỏ các trung tâm kinh tế hồi hương. Điều đó cho thấy rằng sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu và tiềm lực của các DN đã suy kiệt”, đại biểu nói.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Chính phủ cần ưu tiên đặt hàng DN về 3 lĩnh vực là đường sắt, kinh tế biển và hạ tầng công nghệ số.

Mặc dù, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ rất kịp thời cho người dân và DN, song những biện pháp hỗ trợ mới chỉ giúp DN đỡ khó khăn, chưa tạo thêm nguồn lực để DN phục hồi và phát triển. Đại biểu cho rằng, các DN cần phải được tăng thêm nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn giá rẻ và các đơn đặt hàng từ chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ.

Cụ thể, cần có chính sách cấp bù lãi suất để các DN được vay với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. “Nếu ngân sách dành ra 30 đến 40 ngàn tỷ để cấp bù lãi suất thì các DN có thêm khoảng 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để phục hồi và phát triển”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

Kèm theo đó, phải có cơ chế kiểm soát để tất cả các DN có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đều được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đặt hàng để DN trong nước đầu tư, phát triển các sản phẩm ưu tiên, tạo ra những đột phá cho phát triển.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Toàn cảnh phiên họp

Chính phủ cần ưu tiên đặt hàng DN

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, có 3 lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng là đường sắt, kinh tế biển và hạ tầng công nghệ số.

Cụ thể, đại biểu cho rằng, những đô thị lớn ở nước ta đang rất cần phát triển các tuyến đường sắt đô thị. “Với địa hình trải dài nên đường sắt Bắc Nam phải phát triển. Chúng ta không thể cứ đi vay tiền để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng từng tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ. Hệ luỵ không chỉ là những vướng mắc nhãn tiền như vừa qua, mà còn để lại hậu quả lâu dài do tính không đồng bộ, thiếu khả năng kết nối và mãi mãi phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài”, đại biểu nói.

Nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài, kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0, chúng ta sẽ có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại của riêng mình, không phải nghĩ đến chuyện đi mua những đoàn tàu cũ đã bỏ đi của nước khác.

Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Hoàng Văn Cường là kinh tế biển, là lĩnh vực còn đầy tiềm năng chưa được khai thác. Chính phủ cần đặt hàng hình thành nên Tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần vận tải biển, bắt tay, kết nối với các cảng quốc tế bên bờ Tây Thái Bình Dương để biến Vân Phong trở thành trung tâm chung chuyển vận tải biển quốc tế có lợi thế không thua kém Singapore và tiện lợi hơn nhiều các cảng khu vực đông Bắc Thái Bình Dương. Đó không chỉ là tiền đề khai thác tiềm năng kinh tế biển mà còn là cơ sở quan trọng để làm chủ an ninh và chủ quyền trên biển đông.

Để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia và bứt phá vươn lên trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, chúng ta cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong chuyển đổi số và chủ động kiểm soát đảm toàn cho tài sản số quốc gia. “Nếu được Chính phủ đặt hàng, đội ngũ kỹ sư tin học và công nghệ của Việt Nam thừa sức phát triển được các sản phẩm để khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số”, đại biểu cho biết.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) đề nghị sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Để kiềm chế lạm phát, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch; sớm quyết định các gói hỗ trợ tài chính, thúc đẩy DN, người dân đầu tư phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; không để đứt gãy chuỗi cung ứng tạo đà vươn lên vượt qua giai đoạn khó khăn, thời gian thực hiện đến hết năm 2024.

Đồng thời, tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong các lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, quản lý bảo về rừng, thủ tục đầu tư… trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được Trung ương phê duyệt. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách hành chính, trong đó tập trung rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phân cấp cho địa phương…

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) lại nhấn mạnh giải pháp quan trọng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Theo đại biểu, cải cách TTHC trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, yếu kém còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, yêu cầu thêm nhiều giấy tờ ngoài quy định, trễ hẹn...

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) nhấn mạnh giải pháp quan trọng là cải cách thủ tục hành chính

“Cải cách TTHC tuy là một nội dung cuộc cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, DN cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thông qua thủ tục cải cách hành chính, có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan Nhà nước với người dân, DN, qua đó xây dựng bộ máy phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa đáp ứng yêu cầu của Đảng về tinh giản biên chế, co gọn đầu mối các cơ quan hành chính Nhà nước”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

Đồng thời, theo đại biểu, cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược và các nội dung cải cách khác như nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức. Phân cấp, phân quyền, phân công giải quyết công việc cho người dân, DN. Thực hiện Chính phủ điện tử Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, DN số.

Qua cải cách TTHC, sẽ phải gỡ bỏ những rào cản đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro mà người dân và DN phải gánh chịu, đồng thời tăng thu, giảm chi, nhất là giảm chi cho bộ máy hành chính và giảm chi cả chính thức và phi chính thức cho người dân và DN.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cũng cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay, với việc cắt giảm 3.893/619 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tổng chi phí xã hội đã tiết kiệm được hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động