Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế

Tại phiên thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị gói chính sách này cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, nâng cao năng lực cho ngành Y tế.
Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách

Tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch

Quan tâm bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ trong gói chính sách đợt này là lực lượng cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19 là đề nghị của đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh).

Theo đại biểu, hiện nay ở cơ sở đang xảy ra tình trạng quá tải công việc, áp lực tâm lý lo lắng của lực lượng cán bộ y tế trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Trong thực tế, ở nhiều nơi đã có cán bộ ngành Y tế xin nghỉ việc để giải phóng áp lực tâm lý. Do vậy, nếu có một luồng gió mới, một nguồn kinh phí hỗ trợ, cho dù là rất nhỏ, nhưng cũng sẽ góp phần động viên cán bộ y tế ở lại an tâm công tác, khi đó cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới.

Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế
Đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị hỗ trợ cho lực lượng cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19. (ảnh: VPQH)

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cũng đề nghị tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nhất là khả năng đảm bảo nguồn vắc xin để chủ động tiêm phòng cho người dân.

“Cần gắn công tác phòng, chống dịch bệnh với mở cửa nền kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tuyến xã và trang thiết bị của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhằm giải quyết 4 tại chỗ, đáp ứng được khả năng phòng, chống dịch trong dài hạn”, đại biểu nói.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc và đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề nghị sửa tên gọi của Nghị quyết thành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đại dịch Covid-19. Theo các đại biểu, sửa như vậy để nhắc nhở mọi người dịch chưa hết phải quan tâm, phải đồng lòng. Đồng thời, cho thấy tầm nhìn, tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc của Quốc hội, của Chính phủ để phục hồi kinh tế từ sớm, từ xa.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) đồng tình phải nâng cao năng lực của y tế cơ sở, nhưng trong gói 14.000 tỷ, đại biểu cho rằng, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) cho rằng, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. (ảnh: VPQH)

Cụ thể, trước hết là phải quan tâm đến con người. Thực tại một bộ phận đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến cơ sở yếu về chuyên môn, người dân ít đến thăm khám và điều trị tại y tế cơ sở, phải quan tâm để nâng cao trình độ, năng lực của y, bác sĩ.

Đại biểu phân tích: Trong báo cáo của Chính phủ dự kiến sẽ đầu tư cho 2.154 xã, nhưng phải làm rõ những xã nào, tiêu chí như thế nào cần phải được đầu tư, nghiên cứu, rà soát trước hết những xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư trước. Còn lại nguồn vốn cần ưu tiên tập trung để đầu tư trang thiết bị y tế cho trung tâm y tế, cho bệnh viện tuyến huyện. “Tôi nghĩ rằng nó sẽ phát huy được ngay lập tức và kể cả về lâu dài thì sẽ hiệu quả hơn”, đại biểu nói.

Chú trọng nâng cao trang, thiết bị y tế

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) dành phần lớn nội dung phát biểu của mình để kiến nghị nâng cao năng lực của ngành Y tế.

“Cần khẩn cấp hỗ trợ để nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành Y tế và củng cố lực lượng của ngành Y tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Vừa qua, ngành Y tế đã lao động, làm việc hết sức mình, phải nói quá tải rất cao và không thể để tình trạng này kéo dài như vậy được nữa.

Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị nâng cao năng lực của ngành Y tế. (ảnh: VPQH)

Tôi xin nêu ví dụ, trong 16 tháng, từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021, bình quân cả nước 1 tháng chỉ có 188 ca nhiễm mới và 2,3 người chết. Nhưng trong hơn 8 tháng vừa qua, từ tháng 5/2021 đến nay, bình quân mỗi tháng có 223.000 người nhiễm mới và hơn 4.000 người chết, tức là số người nhiễm mới hàng tháng vừa qua so với giai đoạn trước gấp 1.180 lần và số người chết gấp 1.780 lần.

Câu hỏi đặt ra là năng lực ngành Y tế qua 8 tháng vừa qua tăng lên được bao nhiêu lần? Theo tôi không tăng được 10 lần, cũng chưa biết là tăng ở mức nào, nhưng rõ ràng với quá tải gấp hàng nghìn lần so với trước đây không thể kéo dài”, đại biểu nói.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị 6 giải pháp cho ngành Y tế. Trước hết, đại biểu đề nghị bổ sung vào tên của Đề án là "nâng cao năng lực phòng, chống dịch bền vững và phục hồi phát triển kinh tế", bởi nếu không phòng, chống dịch bền vững thì cũng không làm những việc khác được.

Thứ hai, cần giải quyết căn bản nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị đặc thù cho ngành Y tế hiện nay. Vừa qua, trong 2 năm, rất ít các bệnh viện chủ động đấu thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống Covid-19. Đại biểu đề nghị Bộ Y tế nên tổ chức tiếp nhận yêu cầu đấu thầu tập trung những trang thiết bị đặc thù của ngành Y tế cho phòng, chống dịch để các địa phương giải phóng khỏi nhiệm vụ này.

Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (ảnh: VPQH)

Thứ ba, cần triển khai nhanh Đề án tổ chức lực lượng y tế cơ sở, các đơn vị điều trị vùng và đổi mới chính sách, chế độ với cán bộ ngành Y tế để giữ vững và tiếp tục thu hút nhân tài.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, bởi vì qua năm nay, các nước sẽ tiêm mũi 3, mũi 4, chúng ta tiêm 2 mũi cũng cần khoảng trên 175 triệu liều. Cần phấn đấu có một tỷ lệ nhất định là hàng Việt Nam sản xuất, ví dụ 30, 40 rồi đến 50%.

Thứ năm, quan tâm kiểm tra, điều trị thí điểm và đánh giá những cây thuốc dựa trên truyền thống dân tộc như xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng… vì đây là thuốc có khả năng triển vọng tốt và rẻ, ngay tại chỗ.

Thứ sáu, cần hình dung ở trạng thái bình thường mới thì tải đối với ngành Y tế là như thế nào. Nếu sắp tới trong năm 2022 tải ngành Y tế là số phát sinh mới và người nhiễm nặng là 1/3 so với hiện nay, có nghĩa là bình quân sắp tới thay vì có 223.000 người nhiễm một tháng thì chỉ còn 74.000, tức là 2.500 ca mới mỗi ngày của cả nước và số người bị chết thay vì là 4.000 người/tháng thì chỉ còn là 45 người chết một ngày. Với nhiệm vụ này, chúng ta cần sẵn sàng lực lượng để chung sống lâu dài, phòng dịch…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động