Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm sửa đổi Luật Đất đai
Sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững Sửa Luật Đất đai 2013: Phải lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp thận trọng, kỹ lưỡng |
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030 và định hướng cho đến 2050 rất quan trọng. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030 căn cứ vào rất nhiều chiến lược quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, địa phương.
“Theo Điều 6 của Luật Quy hoạch thì quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, nhưng quy hoạch tổng thể quốc gia chưa được phê duyệt. Tiếp theo, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đầu năm nay, Đại hội Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải phục vụ cho việc thực hiện chiến lược 10 năm này, nhưng đối chiếu lại, so sánh giữa hai quy hoạch định hướng cho từng vùng, miền, tôi thấy Dự thảo quy hoạch này có những điểm không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, thậm chí có những điểm cắt bớt hoặc có những điểm thêm vào”, đại biểu nói.
Từ những phân tích trên, kết hợp với thẩm định của Ủy ban Kinh tế, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị chưa thông qua Nghị quyết trong kỳ họp này, Chính phủ làm việc lại với các ngành cũng như một số vùng, một số địa phương để khi đề ra quy hoạch này thì trong tương lai không có vướng mắc.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) đề nghị cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang đất khu công nghiệp. |
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) dẫn báo cáo Chính phủ đến thời điểm ngày 31/12/2020m cả nước có 3,92 triệu hecta đất trồng lúa, cao hơn mức 3,5 triệu hecta theo Kết luận số 81 của Bộ Chính trị.
Theo đại biểu, thời kỳ 2011- 2020, vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên diện tích đất trồng lúa tăng 69,7 nghìn hecta do phát triển và cải tạo hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa lại giảm ở một số vùng khác.
“Cùng với việc diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, nhiều lao động nông thôn bị thất nghiệp, trở thành lao động tự do. Có dự án thu hồi đất lúa xong thì bị bỏ hoang, hoặc triển khai một vài hạng mục rồi đắp chiếu, rất lãng phí trong khi người dân không có đất sản xuất. Đó là chưa kể một số địa phương vẫn còn để tình trạng tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác và chưa được xử lý nghiêm. Do đó, tôi đề nghị xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi đất lúa, khu vực nào cần chuyển đổi, khu vực nào cần giữ.
Mặc dù, về lâu dài để phát triển kinh tế thì cần phải có quỹ đất dành cho khu công nghiệp, nhưng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang đất khu công nghiệp, vì đất này khó có thể bảo đảm quay trở lại trồng lúa”, đại biểu đề nghị.
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) đề nghị cần phải xem xét, phân bổ các loại đất một cách hợp lý. |
Thống nhất với đánh giá dự báo về phương án quy hoạch của giai đoạn 2021-2030, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) đề nghị cần phải xem xét, phân bổ các loại đất một cách hợp lý. Theo đại biểu, trong Tờ trình cũng như trong Báo cáo của Chính phủ mới đề cập chủ yếu đến việc phân bổ đất cho các vùng, còn việc phân bổ sử dụng đất cho các tỉnh chưa thấy đề cập đến.
Vì vậy, cần phải có phân bổ, không chỉ vùng mà cả các tỉnh, để các tỉnh thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề triển khai thực hiện quy hoạch khi quy hoạch được phê duyệt.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) cho rằng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng bước đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, hệ thống quy hoạch sử dụng đất hiện nay chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, chưa theo hướng tiếp cận quy hoạch không gian dựa vào hệ sinh thái, tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn xảy ra, gây lãng phí và quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng còn những vướng mắc, những khó khăn.
Nêu ra 4 vấn đề vướng mắc, đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm sửa đổi Luật Đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan hiện có mâu thuẫn, chồng chéo để sớm giải quyết các mâu thuẫn và quy định được khả thi đi vào cuộc sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17