Đại biểu phản ánh lãng phí nhiều tỷ đồng từ hai bộ sách giáo khoa lớp 1 “bỗng dưng biến mất”
Kiến nghị rõ trách nhiệm xử lý các tồn tại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Hôm nay (31/10), Quốc hội giám sát tối cao việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
Đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hoà) đề nghị Đoàn giám sát Quốc hội bổ sung nội dung lãng phí chưa được đề cập trong báo cáo giám sát là vấn đề sách giáo khoa các cấp học phổ thông đã gây ra một sự lãng phí lớn của xã hội, cần được xem xét, sửa đổi một cách nghiêm túc.
![]() |
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung ước tính lãng phí khoảng hơn 80 tỷ đồng tiền sách giáo khoa từ 2 bộ sách giáo khoa "bỗng dưng biến mất". (Ảnh: Quốc hội) |
“Vấn đề này gây nhiều bức xúc cho xã hội từ nhiều năm, nhưng càng đổi mới chương trình giảng dạy, càng đổi mới sách giáo khoa thì lãng phí cho xã hội nhiều hơn và gây ra càng nhiều hơn sự bức xúc của xã hội. Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm đến giá một cách khách quan, khoa học và khắc phục sớm vấn đề này”, đại biểu nói.
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Đoàn Vĩnh Phúc) cùng quam tâm đến lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa. Theo đại biểu, thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 83 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình mới ở lớp 1, năm học 2021-2022 thực hiện ở lớp 3 và lớp 6.
Năm học 2020-2021 ngành giáo dục triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa, trong đó có 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 3 bộ sách Cánh diều là của ba nhà xuất bản khác.
Năm 2021-2022 thì ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6. Nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ còn phát hành 2 bộ sách giáo khoa là bộ "Chân trời sáng tạo" và "Kết nối tri thức với cuộc sống". Còn hai bộ sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" thì đã biến mất mới một năm tuổi thọ và đã gây rất là nhiều bất ngờ cho giáo viên và học sinh nói riêng và xã hội nói chung.
Việc 2 bộ sách này bỗng dưng biến mất đã được Nhà xuất bản Giáo dục giải thích là muốn hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ sách tốt hơn và tập trung nguồn lực tài chính, đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và cũng như học liệu điện tử.
![]() |
Toàn cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: Quốc hội) |
“Tuy nhiên, nhìn vào thị phần của 4 bộ sách thì cho thấy là 2 bộ sách biến mất là bộ "Cùng học để phát triển năng lực" thì chiếm 14% thị phần và bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" thì chỉ chiếm 8% thị phần và một số người đã nhận định việc 2 bộ sách này bỗng dưng biến mất là do thị phần thấp, và đó là quy luật của kinh tế thị trường”, đại biểu nói.
Đại biểu phân tích: Vấn đề đặt ra khi hai bộ sách giáo khoa này bị biến mất là các địa phương đã chọn 2 bộ sách này có tiếp tục chọn tiếp trong các năm tiếp theo không? Khối 1 cả nước ước tính có khoảng 2 triệu học sinh, như vậy là sẽ lãng phí khoảng gần 450.000 bộ sách lớp 1 và việc không tiếp tục sử dụng thì sẽ lãng phí khoảng hơn 80 tỷ đồng tiền sách giáo khoa, với những triết lý mà các học sinh lớp 1 đã được học và năm sau thì lại không được nữa, lại nhập môn một triết lý mới thì sao?
Năm 2022-2023 tiếp tục lộ trình đổi mới sách giáo khoa ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Nhìn chung, lộ trình triển khai đã được đảm bảo và bước đầu thu được những thành quả nhất định. Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa cùng một chương trình được xem là một lợi thế nhưng nó cũng là những bất cập đan xen.
Bởi lẽ, nhiều trường học chọn cùng lúc các đầu sách trong các bộ sách giáo khoa khác nhau dẫn đến tình trạng phụ huynh khó khăn trong việc mua sách cho con ở thời điểm đầu năm học, không chỉ phụ huynh mà cả giáo viên nhà trường cũng bị động, quá tải trong việc phải đọc, lựa chọn quá nhiều bộ sách khác nhau.
“Ngoài ra, còn phải kể đến cả giá sách giáo khoa cũng đã đắt rất nhiều lần so với các sách giáo khoa hiện hành và mỗi trường thì lại chọn nhiều bộ sách khác nhau nên nếu có trường hợp học sinh chuyển trường thì lại phải mua bộ sách khác, bởi vì chương trình khung giống nhau nhưng thời lượng rồi học trước hay sau lại khác nhau, điều này dẫn đến rất nhiều lãng phí trong điều kiện kinh tế đất nước, kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn”, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung dẫn chứng.
Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới có rất nhiều tổ hợp môn mới và giáo viên phải vật lộn để đáp ứng yêu cầu này. “Chị gái của tôi dạy Vật lý và phải học thêm về Hóa học để dạy tổ hợp, mà hóa học lại còn theo chương trình mới, học bằng tiếng Anh và thực sự một lượng công việc rất lớn. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho rất nhiều giáo viên phải nghỉ việc và cũng lãng phí đối với nguồn lực”, đại biểu nói.
Theo đại biểu, những gì hiện nay đang diễn ra gây rất nhiều lãng phí cần phải điều chỉnh ngay trước khi Quốc hội thực hiện giám sát này để chống lãng phí trong nguồn lực của nhà nước, tiền của, thời gian của người dân, của giáo viên.
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn Lai Châu) cho rằng, những năm qua, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực giáo dục rất lớn, bên cạnh những kết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, việc in ấn sách giáo khoa còn nhiều bất cập, lãng phí.
Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung, đánh giá việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục trong báo cáo hoặc trong dự thảo nghị quyết, chỉ rõ những hạn chế, bất cập để thấy được trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 22/04/2025 21:49

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
Tin mới 22/04/2025 18:29

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin mới 22/04/2025 17:01

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Tin mới 22/04/2025 13:32

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin
Tin mới 22/04/2025 12:45

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10