Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa

(LĐTĐ) Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong đó, vấn đề biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm tiếp tục được nêu ra.
Cử tri kiến nghị Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Quốc hội bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm đối với 44 chức danh Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh của Quốc hội

Đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục

Quan tâm đến tình trạng dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, thời gian qua, việc dạy thêm, học thêm là vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở GD-ĐT cũng quan tâm đến vấn đề này và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, vấn đề dạy thêm, học thêm, đặc biệt là ở các đô thị lớn không có nhiều chuyển biến. Nhiều trường hợp, tuy việc học thêm là phù hợp với nhu cầu của gia đình nhưng lịch học chính khóa cũng như lịch học thêm vẫn còn quá dày.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục và có phân tích kỹ lưỡng, điều chỉnh phù hợp để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục quan tâm, có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, để hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình, nhưng không làm phát sinh các vấn đề xã hội nan giải như hiện nay.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, một trong các giải pháp để có thể hạn chế mức thấp nhất chuyện học thêm, dạy thêm là cần nâng cao đời sống cho giáo viên. Theo đại biểu, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đã khiến học sinh có lịch học kín mít, lại còn tổ chức dạy thêm, khiến thế hệ trẻ không có thời gian để nghỉ ngơi. Trẻ em mất quá nhiều thời gian trong việc học, dẫn đến kiến thức xã hội có “lỗ hổng”, thiếu kỹ năng về văn hóa, xã hội, ứng xử…

Có nên biên soạn thêm sách giáo khoa?

Bên cạnh vấn đề dạy thêm, học thêm, việc biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa cũng là sự băn khoăn của nhiều đại biểu. Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho biết, vấn đề cải cách sách giáo khoa chưa đạt yêu cầu, cử tri có ý kiến rất nhiều về điều này.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, thực tế sau khi biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới đã xảy ra tình trạng không đồng bộ, cách tiếp cận đối với các nội dung trong sách giáo khoa còn nhiều vấn đề tồn tại. Theo đại biểu, ngành giáo dục cần phải tổng kết ngay, chỉ ra những “căn bệnh” để khắc phục.

Còn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ sách giáo khoa của tất cả môn học.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy băn khoăn việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa. Ảnh: Quốc hội

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa cũng đã lên hơn 1.200 tỷ đồng.

Do vậy, trước việc Đoàn giám sát đề nghị Quốc hội yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa, đại biểu bày tỏ băn khăn việc cần bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không? Và việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Bộ có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không?

Đại biểu cho biết, theo Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, không quy định Bộ GD-ĐT có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Cho rằng việc quyết định giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định.

Theo đại biểu, nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng việc cha mẹ học sinh thay mặt cho người học tham gia lựa chọn sách giáo khoa là bình thường.

Liên quan đến dự thảo Thông tư của Bộ GD-ĐT về lựa chọn sách giáo khoa, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quyết định của Quốc hội khóa XIII là cuộc cách mạng trong quan điểm giáo dục, trên tinh thần phải khai phóng, tạo ra tư duy mở, khả năng tự lập tri thức cho người học, cho nên có sự đa dạng về sách giáo khoa.

Việc chọn sách giáo khoa như thế nào phụ thuộc rất lớn vào bản thân cá nhân người học, giáo viên dạy. Người ta thấy đọc sách này hấp dẫn, dễ tiếp thu thì sẽ sử dụng sách đó. Vì vậy, quyền lựa chọn giao cho người học và người dạy trực tiếp là rất phù hợp.

GS Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh, thẩm định sách giáo khoa là vấn đề chuyên môn, những nội dung khoa học, những vấn đề học thuật, sư phạm… thì cần phải có các nhà chuyên môn, nhưng việc lựa chọn sách giáo khoa, thì thuộc về người học và người dạy. Vì vậy, việc cha mẹ học sinh thay mặt cho người học tham gia lựa chọn sách giáo khoa là bình thường.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động