Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 4/11, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) cho biết, đã hơn một tháng kể từ khi bão Yagi đi qua với sức tàn phá nặng nề, bão đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Với sự quyết liệt lo cho dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cùng những nghĩa cử cao đẹp, chứa chan tình đồng chí, đồng bào đã làm vơi đi nhiều nỗi đau, mất mát sau bão.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị, tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cần cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con, để tấm lòng của Đảng, Nhà nước sớm đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Thị Yến phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 và số 6, Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo công tác phòng, tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giúp các địa phương, người dân khôi phục sinh kế, ổn định cuộc sống và tái thiết vùng bị ảnh hưởng, đảm bảo tăng trưởng.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, về cách thức tiến hành cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, còn rất nhiều bài học rút ra để có thể giảm hơn nữa những mất mát, đặc biệt là về người.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, vấn đề đầu tiên cần rút kinh nghiệm đó là việc phân phối hàng cứu trợ để tránh tình trạng chỗ cần không có, chỗ lại thừa, thậm chí phải chôn hàng tấn thức ăn, vì không kịp phân phát.

“Chúng ta cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xác định nhu cầu thực chất cần cứu trợ là gì; số lượng, thời gian, cách thức đưa hàng cứu trợ đến trực tiếp người dân và địa phương”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đại biểu Bế Minh Đức (Đoàn tỉnh Cao Bằng) cũng quan tâm đến những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại các tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, kèm theo là mưa lớn kéo dài trên diện rộng hầu hết tại khu vực Bắc Bộ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng tài sản của nhân dân và nhà nước.

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Cao Bằng là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra cả về người, tài sản, hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế; cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng 57 người tại tỉnh Cao Bằng, và gây thiệt hại cho Cao Bằng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Thay mặt cho cử tri, nhân dân và các gia đình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại Cao Bằng, đại biểu Bế Minh Đức gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước đã ủng hộ hỗ trợ giúp đỡ cả vật chất và tinh thần cho nhân dân Cao Bằng, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Bế Minh Đức phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Cho biết, thiệt hại cơn bão số 3 hết sức to lớn, đối với các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn nay càng khó khăn hơn, đại biểu Bế Minh đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét nghiên cứu có gói phục hồi kinh tế sau bão số 3 cho các địa phương bị ảnh hưởng từ nguồn tăng thu.

“Ngoài việc bố trí nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cần ưu tiên bố trí nguồn lực phục hồi kinh tế cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3, nhất là các tỉnh biên giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, đại biểu Bế Minh Đức đề nghị.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3997/UBND-KGVX triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố.
LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông cho biết đã phối hợp kiểm tra, đánh giá cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?

Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?

(LĐTĐ) Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông (CSGT) hóa trang được yêu cầu người vi phạm dừng phương tiện. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định,...
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024

(LĐTĐ) Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday chỉ tính riêng trên nền tảng TikTok Shop; gần 4,750 videos hưởng ứng; hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia… là những con số đáng chú ý mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng của Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024.
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?

Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?

(LĐTĐ) Theo giá xăng dầu thế giới, giá xăng trong nước ngày mai (5/12) được dự báo quay đầu đi xuống sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, các chuyên gia dự báo, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ồn giá, thì giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm từ 50 - 320 đồng/lít; cùng đó, giá dầu các mặt hàng dầu có thể giảm mạnh hơn với mức giảm hơn 400 đồng/lít.
Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục

(LĐTĐ) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT vừa được Bộ GD&ĐT ban hành nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

(LĐTĐ) Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành và dự kiến các phương án để báo cáo Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ từ ngày 9/12 đến ngày 15/12.

Tin khác

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

(LĐTĐ) Quốc hội yêu cầu triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

(LĐTĐ) Kết quả biểu quyết điện tử chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cho thấy, có 451/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu. Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.
Xem thêm
Phiên bản di động