Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng các "dự án treo" có xu hướng tăng

(LĐTĐ) "Cần quyết liệt hơn nữa trong quản lý đất đai để tránh lãng phí nguồn lực cũng như gây ra những vụ khiếu kiện kéo dài; tiếp tục các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất- kinh doanh góp phần tạo công ăn, việc làm, nguồn thu cho ngân sách; đặc biệt ưu tiên hơn nữa các vấn đề an sinh xã hội...". Đây là những nội dung mà các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Đại biểu Quốc hội: Cần xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra Đại biểu Quốc hội lo ngại “lương luôn bị rớt lại phía sau trong cuộc đua với giá cả” Đại biểu Quốc hội: Minh bạch, rõ ràng giúp công chức yên tâm làm việc

Quyết liệt hơn nữa trong xử lý các vướng mắc về đất đai

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) lại đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Theo đại biểu, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết hiện nay trên phạm vi toàn quốc có 743.786.825 m2 đất đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, số tiền thu được rất thấp, chỉ có 286 tỷ đồng.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng các
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị quyết liệt hơn nữa trong xử lý các vướng mắc về đất đai. (ảnh: Quốc hội)

Cũng theo đại biểu Mai, chỉ qua giám sát tại 7 địa phương thì đã có đến 1.739 dự án được coi là dự án treo, tương ứng với hơn 12.000 hecta đất, đó là một sự thật rất đau lòng và gây bức xúc đối với người dân. Bên cạnh rất nhiều địa phương đang tích cực thu hồi những diện tích đất hoang hóa thì vẫn còn những địa phương cứ sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng các "dự án treo" lại tăng thêm.

Không những thế, còn có tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất đai; biểu hiện lợi ích nhóm ở một số địa phương, vi phạm pháp luật về đấu thầu giao đất không qua đấu giá...

Từ đó, đại biểu đề nghị cần quyết liệt hơn nữa trong xử lý các vướng mắc về đất đai. “Cần xử lý nghiêm đối với lối tư duy nhiệm kỳ, cần đề cao trách nhiệm nhưng cũng rất cần một cơ chế minh bạch, ranh giới giữa đúng - sai phải rõ ràng, để tạo công cụ bảo vệ những người trong bộ máy công quyền, để không tạo một tâm lý e dè, lo lắng, khơi thông tư tưởng, vì có như vậy thì hiệu quả quản lý nhà nước mới không đi xuống.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa trách nhiệm giám sát để đảm bảo không lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân, không cho phép các thế lực thù địch có thể nói rằng nếu như đất đai này trong tay sở hữu tư nhân thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều trong tay nhà nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, dự báo năm 2023, kinh tế thế giới phải đối mặt với nguy cơ đầy thách thức vào vòng xoáy lạm phát và suy thoái.

“Trước bối cảnh đó, chúng ta không nên say sưa với thành công mà phải nhìn thẳng vào nguy cơ thách thức đang đặt ra phía trước, do vậy tôi đồng tình với Chính phủ khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức khoảng 6,5% trên nền tăng trưởng 8% của năm 2022, là mục tiêu khá cao nhưng vừa đủ để phấn đấu”, đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng các
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp đối phó kịch bản xấu nhất khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. (ảnh: Quốc hội)

Đồng tình với 12 giải pháp của Chính phủ, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị ngay từ bây giờ cần phải tăng cường nguồn lực để doanh nghiệp giữ vững thị trường trong nước. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng. Nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra, thị trường sẽ bị suy giảm, thu hẹp nhưng không bị đóng cửa tuyệt đối như là thị trường tư liệu sản xuất. Do vậy, phải khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sau 2 năm đại dịch, nợ của các doanh nghiệp đang là một thách thức rất lớn. Sang năm 2023, thời hạn hỗ trợ các chính sách tài khóa kết thúc, các doanh nghiệp vừa phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính hiện tại, vừa phải trả nợ dần các khoản tiền được giãn, hoãn trong 2 năm qua. Cộng vào đó là thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả.

“Trong bối cảnh kinh tế nếu rơi vào khủng hoảng thị trường thu hẹp, nghĩa vụ tài chính nặng nề như trên sẽ đẩy nhanh doanh nghiệp đi đến bên bờ vực phá sản. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp đối phó kịch bản xấu nhất khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Chính sách tài khóa ngược để hỗ trợ doanh nghiệp là giải pháp lựa chọn phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, đại biểu phân tích.

Đồng thời, đại biểu đề nghị cần tập trung đầu tư dứt điểm các công trình hạ tầng đang dở dang và hạn chế khởi công mới. Dành một phần đầu tư công để đặt hàng, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển một số ngành trụ cột cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Có ba lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng là công nghiệp đường sắt, hậu cần vận tải biển, công nghiệp thông tin phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia.

Đảm bảo nguồn lực để chi cho an sinh xã hội

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho biết cử tri đánh giá rất cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ năm 2022 vừa qua, đặc biệt là khi chuyển sang biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thích ứng với tình hình mới.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng các
Đại biểu Dương Minh Ánh lo ngại nếu tính đúng, tính đủ thì mức phí và giá khám, chữa bệnh và đào tạo sẽ ngày càng cao (ảnh: Quốc hội)

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép áp dụng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ ngày 1/1/2023 và đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương. Đồng thời, quan tâm đến việc tăng lương của người nghỉ hưu để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, đại biểu cho hay, vấn đề tự chủ của các cơ sở y tế và giáo dục đang được cử tri hết sức quan tâm, băn khoăn và lo lắng về việc khi thực hiện lộ trình tự chủ.

Nếu tính đúng, tính đủ thì mức phí và giá khám, chữa bệnh và đào tạo sẽ ngày càng cao, khi mức lương và thu nhập của người dân thì không tương xứng. Điều đó gây áp lực lên người dân, đặc biệt là những người có mức thu nhập thấp sẽ không đủ tiền để khám, chữa bệnh ở các bệnh viện công lập và cho con em theo học ở các trường cao đẳng, đại học.

“Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện các chính sách để khi triển khai lộ trình tự chủ, làm sao để vừa đảm bảo các nhiệm vụ chi của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng đồng thời phải tính đến các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Ví dụ như nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và mở rộng hơn đối tượng được Nhà nước chi trả bảo hiểm y tế, đặc biệt là người dân có thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ lãi suất cho vay tiền học phí đối với học sinh, sinh viên”, đại biểu đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động