Đại biểu Quốc hội chất vấn việc sử dụng Quỹ khoa học, công nghệ bất hợp lý
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, ngày 7/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nêu ý kiến về việc quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học, công nghệ quốc gia còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Đại biểu Dương Minh Ánh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Theo đại biểu Dương Minh Ánh, đến nay là gần 10 năm thành lập quỹ nhưng tình trạng thiếu tiền, thừa quỹ, tồn quỹ đến hàng chục nghìn tỷ đồng, trong khi nguồn lực dành cho khoa học, công nghệ còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp không mặn mà với việc trích lập và sử dụng quỹ, cơ cấu chi của quỹ còn bất hợp lý.
“Chi chủ yếu dành cho tổ chức chương trình, đề tài, dự án chiếm tới 84,4%, trong khi đó, các khoản chi cho hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ tại doanh nghiệp đến nay chỉ chiếm 14,5%, mặc dù đây là nội dung chi thiết thực gắn với các doanh nghiệp”, đại biểu đoàn Hà Nội nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Cùng nêu nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng các doanh nghiệp cũng không mặn mà với quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ thì hằng năm chỉ có trên, dưới 200 doanh nghiệp tham gia vào quỹ này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
“Phải chăng chính sách hỗ trợ của Nhà nước thời gian qua chưa đủ nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia quỹ, đặc biệt là doanh nghiệp FDI rất giàu mà họ không tham gia. Tôi đề nghị Bộ trưởng cũng chia sẻ nội dung này để cho doanh nghiệp có sự yên tâm đầu tư khoa học, công nghệ tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trường”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, theo quy định của luật thì Quỹ phát triển khoa học công nghệ ở doanh nghiệp được thành lập và được quyền trích kinh phí của mình cho quỹ này. Nếu như các doanh nghiệp ngoài nhà nước khuyến khích nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước thì bắt buộc tỷ lệ phải từ 3 - 10%, sứ mệnh là nhiệm vụ của doanh nghiệp sử dụng quỹ như thế nào thì tôi xin không trao đổi ở đây mà chỉ xin trao đổi về hiệu quả, khó khăn cũng như giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Lý giải số liệu thống kê giải ngân đầu tư cho khoa học, công nghệ đến nay mới chỉ đạt 60% trên số tiền 23.000 tỷ mà các doanh nghiệp đã trích lập, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, chỉ các doanh nghiệp lớn thì trích quỹ mới có giá trị tương đối lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc trích quỹ rất khó khăn.
Về nguồn lực cũng như phương thức sử dụng quỹ này thế nào cho hiệu quả, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các quy định chúng ta còn vướng mắc, khó khăn, không thu hút được các doanh nghiệp thiết lập quỹ, ngay cả các doanh nghiệp FDI họ rất có điều kiện để trích lập quỹ nhưng họ thấy tính hấp dẫn chưa cao, cho nên đến nay các tập đoàn lớn chỉ sử dụng theo cách thức riêng, không thiết lập quỹ, kể cả các trung tâm của Samsung, Panasonic, LG…
“Nguyên nhân là do việc sử dụng quỹ hiện nay rất khó. Ví dụ, vấn đề mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho đổi mới công nghệ, phục vụ cho quá trình nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp đều rất khó”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói.
Quang cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Mặc dù vừa rồi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành những thông tư theo chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội. Tuy nhiên, 2 thông tư đó ban hành cho đến thời điểm này chưa có tính hấp dẫn cao, chưa thu hút thêm được nhiều doanh nghiệp trích lập quỹ.
“Thời gian sắp tới chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ và Quốc hội để làm thế nào có những cơ chế, chính sách thu hút được các doanh nghiệp trích lập quỹ cũng như là sử dụng hiệu quả quỹ của mình. Đặc biệt là tiếp tục cho triển khai việc cho phép các doanh nghiệp sử dụng quỹ để mua sắm trang thiết bị, máy móc để đổi mới công nghệ cũng như phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh của đơn vị đó”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49