Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10 Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 5/11, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam) chia sẻ, trong năm qua, cử tri và nhân dân đánh giá rất cao hiệu quả, kết quả điều hành kinh tế - xã hội đất nước.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù lương tăng cao nhưng chỉ số CPI ổn định, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và hiệu quả. Bên cạnh đó, với sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đầu tư công đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận...

Song bên cạnh đó, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc giải ngân còn chậm. Qua tìm hiểu thực tế, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc”.

Đại biểu chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên là vấn đề nguyên vật liệu. Trong Luật Đấu thầu quy định nhà thầu khi tham gia đấu thầu chỉ phải đặt cọc 20% giá trị của gói thầu. Tuy nhiên, Nghị định 126 quy định thời gian chậm nhất để hoàn thành nghĩa vụ là 90 ngày nên dẫn tới việc lợi dụng đấu giá lên xong bỏ cọc, sau đó bán tăng giá phần nguyên vật liệu mình đang có để trục lợi.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Bên cạnh đó, đối với những dự án nhỏ thì cát tại chỗ không thiếu nhưng không được cấp phép nên không khai thác được. Vì vậy phải đi sang địa phương khác tìm mua, từ đó cũng khiến giá nguyên vật liệu tăng lên. Đây cũng là bất cập cần được gỡ sớm để hoàn thành được kế hoạch đầu tư công trung hạn vào năm 2025.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, nguyên nhân sâu xa là do chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa tốt. Do đó, việc chuẩn bị đầu tư các dự án còn kém nên dẫn đến chậm tiến độ. Vì vậy, sang năm 2025, ngoài việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2025 thì còn phải chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Đề nghị Chính phủ cần phải sớm triển khai công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư công cho giai đoạn tới.

Dẫn chứng tại địa phương, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang) cho biết, Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đoạn qua tỉnh Hà Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự án trọng điểm quốc gia tại Quyết định số 1166 ngày 10/10/2023 và Dự án được thực hiện trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Giang có chiều dài là 27,48 km.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Vương Thị Hương phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, đại biểu Vương Thị Hương chỉ rõ, hiện nay nhu cầu về đất san lấp, vật liệu xây dựng trong các dự án, nhất là dự án cao tốc là rất lớn nhưng nguồn cung không thể đáp ứng do Luật Khoáng sản quy định tài nguyên đất hay đất đồi, đất san lấp là khoáng sản.

Trong khi đó, trình tự, thủ tục liên quan đến việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định hiện hành còn rườm rà và tốn nhiều thời gian của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân đang sở hữu giấy phép. Các vướng mắc này dẫn đến thiếu hụt nguồn thu đất, gia lấp, ảnh hưởng đến biến độ thi công và giải ngân vốn các của các phương án không giải quy định.

Ngoài ra, theo đại biểu Vương Thị Hương việc các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa chỉ từ 1 mét vuông vẫn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường là không cần thiết và gây tăng thêm thủ tục cho các dự án, nhất là đối với dự án giao thông nông thôn. Công tác chuyển đổi đất rừng, quy hoạch sử dụng đất để triển khai thực hiện các dự án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định từng loại đất.

Vì vậy, đại biểu Vương Thị Hương kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ cho phép địa phương được giao làm cơ quan chủ quản dự án thực hiện các nội dung thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật, dự toán.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Quan tâm đến nội chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đại biểu Triệu Quang Huy (Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn) cho biết, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, nêu cả nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có đánh giá: “Công tác chuẩn bị dự án rất kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cách thực tế và lúc đó lại mất thời gian để điều chỉnh, dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian”.

Trong Báo cáo số 652 của Chính phủ cũng cho thấy, công tác chuẩn bị dự án đầu tư vẫn còn là khâu yếu, dẫn đến tình trạng vốn chờ dự án, hoàn thiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian giao vốn và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Nguyên nhân chủ yếu do vai trò của người đứng đầu tại một số cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ; năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung…

Tại kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định sửa đổi một số Luật liên quan để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nói chung, công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trên cơ sở đó, đại biểu Triệu Quang Huy đề nghị danh mục dự án khi đưa vào kế hoạch vốn cần làm rõ sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ảnh hưởng đến việc triển khai dự án đó, vấn đề về giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến thực hiện dự án; người phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm đối với dự án đầu tư xây dựng mà mình phê duyệt; việc bố trí kinh phí và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư theo các quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Triệu Quang Huy nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định trận Bayern vs Leverkusen : "Hùm xám" bắt nạt nhà vua

Nhận định trận Bayern vs Leverkusen : "Hùm xám" bắt nạt nhà vua

(LĐTĐ) Vào lúc 2h45 ngày 4/12, cuộc đối đầu giữa Bayern vs Leverkusen sẽ diễn ra trong khuôn khổ vòng 1/8 Cúp quốc gia Đức 2024/2025. Đang có phong độ tốt, lại còn có sự ủng hộ của yếu tố sân bãi, sẽ không bất ngờ nếu "Hùm xám" biến Bayer Leverkusen trở thành cựu vương.
Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (3/12), giá dầu thế giới không biến động nhiều vì hy vọng về nhu cầu mạnh hơn xuất phát từ hoạt động sản xuất nhà máy ở Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,15 USD/thùng, tăng 0,21%; giá dầu Brent ở mốc 71,9 USD/thùng, tăng 0,08%.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

(LĐTĐ) Những mét khối nước thải đầu tiên đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để các thiết bị chạy vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Với việc nước thải sinh hoạt hai bờ sông Tô Lịch được thu gom đưa về xử lý mang đến kỳ vọng cải thiện môi trường cho các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Thủ đô.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính số tiền 395 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, và phạt tiền 137,5 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I. do các vi phạm về công bố thông tin; không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

(LĐTĐ) Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp; tăng chế độ bồi dưỡng cho người rà phá bom mìn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 này.

Tin khác

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 91.65% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” khu vực miền Bắc được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 29 và 30/11, với sự tham gia của các tỉnh, thành đoàn cụm: Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ, Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đoàn trực thuộc.
Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên

Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 30/11, với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó

Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, phải có cơ chế quản lý và theo dõi nguồn vốn tại doanh nghiệp. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu là tiền Nhà nước đầu tư đến đâu, thì phải quản lý đến đó.
Xem thêm
Phiên bản di động