“Đại tiệc” âm nhạc từ show diễn của nhóm BlackPink: Góc nhìn xây dựng công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Vừa qua, show diễn của nhóm nhạc BlackPink đến từ Hàn Quốc đã gây ấn tượng mạnh và tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ cho khán giả Việt. Nhìn từ thành công này ngẫm về nền công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có chia sẻ vớiTS. Lê Thị Việt Hà - Giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh vấn đề này.
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm Bài 2: Khai thác thế mạnh “kiềng ba chân” từ hợp tác công tư, tại sao không? Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
“Đại tiệc” âm nhạc từ show diễn của nhóm BlackPink: Góc nhìn xây dựng công nghiệp văn hóa
TS. Lê Thị Việt Hà, giảng viên Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phóng viên: Là người am hiểu văn hóa Hàn Quốc, từ show diễn của nhóm nhạc nữ BlackPink tại Hà Nội vừa qua, bà đánh giá thế nào về sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa của đất nước này?

TS. Lê Thị Việt Hà: Nhìn một cách tổng thể, tôi đánh giá đây là một show diễn vô cùng thành công trên nhiều phương diện. Trước hết, chương trình mang đến cho người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ cơ hội được thưởng thức một chương trình nghệ thuật tầm cỡ thế giới ngay trên đất nước mình. Rất nhiều bạn trẻ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, choáng ngợp trước sự đầu tư chỉn chu, hoàn hảo từ âm thanh, ánh sáng, trang phục, sân khấu… và trên hết là những màn biểu diễn đỉnh cao, chuyên nghiệp, mang hơi thở cuộc sống hiện đại. Qua đó, thể hiện đẳng cấp của công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí của Hàn Quốc.

Có thể nói, công nghiệp văn hóa là một trong những công cụ tạo nên sức mạnh mềm, quan trọng không kém sức mạnh kinh tế và ngoại giao cho mỗi quốc gia. Hàn Quốc là một trong những quốc gia xây dựng và phát triển rất thành công lĩnh vực này. Hình thành chiến lược về phát triển công nghiệp văn hóa từ những năm 90, đến nay, Hàn Quốc nổi lên như một nước xuất khẩu lớn về văn hóa đại chúng, phim ảnh và ca nhạc - những khía cạnh đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của nước này. Nơi đây cũng đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đông đảo du khách các nước, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí Hàn Quốc đã mang lại “hiệu quả lan tỏa” đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sự bùng nổ của văn hóa giải trí Hàn Quốc là kết quả của một quá trình với sự kết hợp của các yếu tố cốt lõi như: Chiến lược dài hơi cùng chính sách sáng suốt đúng đắn phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể, tinh thần học hỏi kết nối với những quốc gia có tiềm lực, bên cạnh đó là tài năng và sức hút của các ngôi sao, thần tượng làng giải trí Hàn Quốc...

Phóng viên: Rõ ràng, show diễn âm nhạc quy mô vừa qua đã mang lại “hiệu quả lan tỏa” đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, thưa bà?

TS. Lê Thị Việt Hà: Đúng vậy, Sở Du lịch Hà Nội vừa có báo cáo về công tác phục vụ sự kiện ban nhạc BlackPink tại Hà Nội. Trong hai đêm diễn của BlackPink tại Sân vận động Mỹ Đình, khoảng 170.000 khách đã đến Hà Nội, trong đó khách quốc tế đạt hơn 30.000 lượt. Khoảng 65% khách quốc tế có lưu trú, chủ yếu từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Australia. Tổng thu từ khách du lịch đạt 630 tỷ đồng.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã viết thư cảm ơn nhóm nhạc, ông khẳng định sự thành công của đêm nhạc đã cho thấy hình ảnh của Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện và khẳng định năng lực tổ chức những sự kiện văn hóa, âm nhạc quốc tế của Thủ đô.

Không phải ngẫu nhiên mà từ “du lịch âm nhạc” đang trở thành từ khóa “nóng” sau show diễn âm nhạc quốc tế của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc BlackPink. Sức hút của nhóm nhạc BlackPink đã tạo đà cho ngành Du lịch Thủ đô bứt phá.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kích cầu du lịch từ một sự kiện văn hóa nhất định sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không thể là giải pháp bền vững để phát triển kinh tế. Quan trọng, các cơ quan có thẩm quyền cần vạch rõ hướng đi bàn bản để phát triển công nghiệp văn hóa mang lại nguồn thu lâu dài trong tương lai.

Phóng viên: Nhìn từ ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc, Việt Nam có thể học hỏi họ như thế nào, thưa bà?

TS. Lê Thị Việt Hà: Qua show diễn của nhóm nhạc nữ hàng đầu Hàn Quốc hiện nay- BlackPink, ta thấy rõ sự chuyên nghiệp và đầu tư cao về sản xuất, âm nhạc, thiết kế đặc biệt thông qua sự kết hợp giữa chất lượng âm thanh, ánh sáng, dàn hình ảnh. Đây cũng là những yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần học hỏi trong việc phát triển công nghiệp văn hoá còn non trẻ của nước nhà.

Nhìn cách thức mà Hàn Quốc đã phát triển văn hóa của họ trên toàn thế giới, cần“đi tắt đón đầu” bằng cách học hỏi họ qua những mô hình đã thành công, rồi từ đó áp dụng vào trường hợp thực tế nước mình sao cho phù hợp với văn hóa bản địa. Chúng ta phải học rất nhiều từ quy trình họ tuyển chọn ca sĩ, lập nhóm, luyện tập, cho đến các chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh...Tất cả tạo nên một quy trình khép kín trong chuỗi công nghiệp giải trí để tạo nên việc sản xuất một nhóm nhạc đình đám như thế.

Một điểm mạnh của công nghiệp văn hóa Việt Nam là sở hữu rất nhiều tài năng đa dạng từ ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên, nhà sản xuất, và nhiều loại nghệ sĩ khác. Điều này tạo ra cơ hội cho sự phát triển và mở rộng thị trường văn hóa, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Ngoài ra, công nghệ và truyền thông kỹ thuật số có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến, ứng dụng di động và mạng xã hội cho phép người Việt tiếp cận với nhiều hình thức giải trí và nền văn hóa mới. Điều này tạo ra sự phổ biến, tiếp cận và phát triển cho những sản phẩm văn hóa Việt nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng vẫn còn nhiều thách thức trong công nghiệp văn hóa Việt Nam. Một số vấn đề như hạn chế về nguồn lực đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của người dân. Nhưng với tiềm năng và sự sáng tạo của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tôi tin rằng trong tương lai, chúng ta có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng hơn, tạo nên những sản phẩm văn hóa đáng tự hào và được công nhận trên thế giới.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động