Đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam
Đây là các nghiên cứu do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Prudential.
Từ trái qua phải: TS. Bùi Tôn Hiến - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội và ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chủ trì hội thảo. |
Theo các chuyên gia, già hóa dân số là vấn đề hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là Việt Nam đang trong quá trình già hóa nhanh. Theo dự báo, thời gian chuyển từ “bắt đầu già” (ageing) sang “già” (aged) là chỉ khoảng 26 năm (bắt đầu từ 2011 đến năm 2036).
Với tốc độ trên, dự tính vào năm 2050, dân số già tại Việt Nam sẽ có 29,2 triệu người từ 60 tuổi trở lên, hoặc 21,7 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Trong khi đó, nhận thức của người dân về việc chuẩn bị cho tuổi già từ khi còn trẻ còn hạn chế, đồng thời việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nước ta cũng còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc tìm hiểu các điều kiện kinh tế - xã hội và sức khỏe, sự chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi già của nhóm dân số sẽ trở thành người cao tuổi trong 20-30 năm nữa là rất cần thiết để góp phần cải thiện sự chuẩn bị về tài chính, sức khỏe thể chất, và tinh thần cho thế hệ sắp về hưu và người cao tuổi tại Việt Nam.
Tại hội thảo, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã chủ trì các phiên thảo luận về những phát hiện chính từ nghiên cứu, đồng thời xin ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các báo cáo. Các đại biểu cũng tham gia thảo luận về các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chuẩn bị cho tuổi già và đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số nhanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể, nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” cung cấp số liệu mang tính đại diện quốc gia cho nhóm dân số trong độ tuổi 30-44 ở Việt Nam về việc họ chuẩn bị cho tuổi già độc lập như thế nào. Nghiên cứu được thực hiện trên 2.019 đối tượng từ 30 đến đủ 44 tuổi tại 6 tỉnh thành phố thuộc các vùng kinh tế đại diện phạm vi quốc gia trong tháng 9 và 10/2021.
Nội dung các chỉ số của nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” được dựa theo nội dung của Chỉ số Già hóa Chủ động - Active Ageing Index, xoay quanh 4 chủ đề: Tài chính; sự gắn kết với gia đình và xã hội; sự chuẩn bị về sức khỏe và tâm lý; đánh giá về triển vọng cuộc sống hưu trí và cuộc sống khi về già.
Các chuyên gia, khách mời thảo luận về kết quả nghiên cứu tại hội thảo. |
PGS.TS. Giang Thanh Long - đại diện nhóm nghiên cứu - đã chia sẻ những phân tích toàn diện và chi tiết, đưa ra các khuyến nghị quan trọng để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân; tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ y tế phù hợp; phát triển các dịch vụ và hoạt động chăm sóc người cao tuổi trong thời gian tới.
Nghiên cứu “An sinh xã hội cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam” được thực hiện để góp phần đưa ra các giải pháp khả thi nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội linh hoạt, thích ứng với dân số đang già hóa nhanh. Tại hội thảo, Ths. Nguyễn Hải Ninh đại diện nhóm nghiên cứu để trình bày thực trạng về an sinh xã hội cho người cao tuổi, cũng như các khó khăn, nguyên nhân cần tháo gỡ và đưa ra các giải pháp chủ chốt nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; cải cách và phát triển hệ thống chăm sóc xã hội, chăm sóc dài hạn; đảm bảo an ninh thu nhập cho người cao tuổi; và đảm bảo môi trường, điều kiện sống thân thiện với người cao tuổi trong bối cảnh mới ở Việt Nam.
Chia sẻ tại hội thảo, TS. Bùi Tôn Hiến - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng: Vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. Tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn chế và hệ thống an sinh xã hội vẫn còn non trẻ. Đến nay, mới có 33,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 45,5% người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng; các cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội và hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển là những thách thức lớn cho xã hội. Điều này có thể dẫn đến gánh nặng “chưa giàu đã già” nếu như chúng ta không có các biện pháp thích ứng kịp thời và hiệu quả đối với vấn đề già hóa dân số.
Do đó, theo TS. Bùi Tôn Hiến, vấn đề này đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp chính sách kịp thời, toàn diện hướng đến tất cả các nhóm dân số để chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai không xa, chứ không chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề của nhóm người cao tuổi.
“Chúng tôi đánh giá cao những nghiên cứu, hoạt động gần đây liên quan đến thích ứng với già hóa dân số và phát triển bền vững xã hội của Tập đoàn Prudential Châu Á nói chung và Prudential Việt Nam nói riêng, cũng như sự phối hợp và hỗ trợ của Prudential Việt Nam để tổ chức cuộc hội thảo ngày hôm nay. Kết quả của hội thảo giúp nhận dạng sâu sắc các vấn đề và các hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già của người dân Việt Nam, cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số nhanh. Đây sẽ là các bằng chứng khoa học quan trọng cho công tác xây dựng và hoạch định chính sách thích ứng với già hóa dân số nhanh của Việt Nam trong thời gian tới”, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khẳng định.
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam khẳng định: Prudential Việt Nam mong muốn đồng hành và chung tay cùng các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề về già hóa dân số nói chung để già hóa không là gánh nặng. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ: “Già hóa dân số” nếu được chuẩn bị tốt thì không phải là thách thức mà sẽ trở thành cơ hội cho xã hội. Bằng việc đồng hành cùng cơ quan chuyên ngành các nghiên cứu sâu rộng ở phạm vi quốc gia, Prudential Việt Nam mong muốn đồng hành và chung tay cùng các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề về già hóa dân số nói chung để già hóa không là gánh nặng.
“Prudential mong muốn đặt nền móng xây dựng một cộng động có hiểu biết và bắt đầu có những hành động cụ thể để chuẩn bị cho một cuộc sống tuổi già độc lập, năng động. Đây là một trong những dự án dài hạn của Prudential để thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, khẳng định cho cam kết hành động vì một cộng đồng người Việt khỏe mạnh và thịnh vượng”, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam cho biết.
Theo kết quả nghiên cứu về mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già, những người tham gia khảo sát cho biết: Mong đợi phổ biến nhất là: “có đủ sức khỏe để tự phục vụ được bản thân" (99,06%), tiếp theo là “có đủ sức khỏe để chăm sóc gia đình và người thân" (98,23%) và “có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc" (94,9%). Hoạt động phổ biến nhất người cao tuổi dự kiến tham gia là: "tham gia chăm sóc con, cháu" (90,11%), tiếp đó là “tham gia các hội nhóm/câu lạc bộ/đoàn thể/tổ chức/tình nguyện" (72,49%) Nguồn thu nhập dự kiến có phổ biến nhất là từ công việc làm (gần 60%) Tỷ lệ dự kiến có nguồn thu nhập từ lương hưu còn chưa cao, chỉ có 32,43% → cho thấy tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp và kỳ vọng về thu nhập có thể đủ sống từ hưu trí còn chưa cao Gần 5% người cao tuổi tham gia khảo sát nói rằng “không biết hoặc sẽ không có nguồn thu nhập nào khi về già" → cho thấy sự bấp bênh về nguồn thu nhập khi về già nếu không có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trẻ Hơn một nửa (52,31%) số người tham gia khảo sát cho rằng bảo hiểm nhân thọ là một phần tiết kiệm, đầu tư nhằm đảm bảo cho cuộc sống khi về già. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57