Đảm bảo an toàn cho các lớp học trực tuyến

(LĐTĐ) Hiện nay, việc dạy - học trực tuyến được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; giúp đảm bảo sức khoẻ cũng như bù đắp lượng kiến thức bị thiếu hụt trong năm học cho học sinh, sinh viên (HSSV). Tuy nhiên, lợi dụng kẽ hở của môi trường mạng, một số kẻ xấu đã và đang xâm nhập vào nhiều lớp học trực tuyến để quấy rối, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen Sẽ khảo sát tình hình dạy học từ xa
dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn các lớp học trực tuyến

Bị kẻ xấu xâm nhập lớp học trực tuyến

Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, trong thời gian tạm đóng cửa trường vì dịch Covid-19, để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến. Việc chuyển đổi phương thức dạy học này bước đầu đã mang lại hiệu quả, không chỉ dừng ở việc ôn tập mà còn giúp bổ sung kiến thức mới cho học sinh.

dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen
Ngành GD&ĐT đẩy mạnh triển khai việc dạy và học trực tuyến.

Tại quận Bắc Từ Liêm, đến thời điểm này, tất cả các hoạt động, các bộ môn của cả 3 cấp đều được triển khai dạy đến 100% học sinh và hàng tuần đều lấy ý kiến của cha mẹ học sinh, dự giờ các hoạt động dạy học trực tuyến, họp toàn ngành đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Phòng GD&ĐT quận cũng đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa nhằm trang bị thiết bị điện tử tặng cho 12 học sinh với số tiền gần 70 triệu đồng để đảm bảo cho 100% học sinh có điều kiện thuận lợi trong việc học qua internet.

Cô giáo Trần Thị Thu Thủy (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh được nghỉ thời gian khá dài, cùng với chủ động triển khai công tác vệ sinh môi trường, nhà trường luôn giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh. Giáo viên trao đổi, ôn tập các kiến thức cũ cho học sinh qua các nhóm Zalo của lớp, in bài gửi cho học sinh, sau đó, chữa bài và tương tác với học sinh, phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó, để triển khai việc dạy trực tuyến cho học sinh, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên, giúp đỡ phụ huynh cài đặt và sử dụng phần mềm. Ban đầu phụ huynh học sinh còn bỡ ngỡ khi làm quen với phần mềm học trực tuyến nhưng với sự kiên trì hướng dẫn của các giáo viên, chỉ sau một thời gian ngắn việc dạy và học trực tuyến của nhà trường đã đi vào nền nếp, có hiệu quả”.

Tại trường Tiểu học Vietschool (quận Thanh Xuân), các thầy cô đã áp dụng việc học online từ 2 tháng trước đây và hiện nay đã có tỷ lệ học sinh tham gia học online đạt hơn 90%, tỉ lệ học sinh lớp 1 học trực tuyến cũng đạt trên 90%. Học sinh học trực tuyến theo thời khóa biểu đã gửi từ đầu tuần, đảm bảo thời lượng không quá 5 tiết/ngày, 35 phút/ tiết. Hằng ngày, giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức như gửi bài tập trên Gooogle Form, chấm điểm dựa vào video/clip học sinh đã thực hiện. Ngoài ra, thầy cô vẫn thường xuyên kết nối với học sinh bằng Zalo, điện thoại để giải đáp thắc mắc trong quá trình học.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, sau một thời gian triển khai, việc dạy học trực tuyến cũng bộc lộ một số bất cập cần khắc phục. Theo đó, ngoài những yếu tố về chất lượng đường truyền, thiết bị công nghệ… còn xảy ra hiện tượng địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến bị kẻ xấu xâm nhập đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... Điều này đã gây tâm lý hoang mang cho cả thầy và trò, ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học qua internet.

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước câu chuyện một giáo viên hốt hoảng phát hiện clip nhạy cảm phát tán từ tài khoản trong lớp học. Sau sự việc, tìm hiểu mới biết lý do là có một học sinh trong lớp đã lên một nhóm trên Facebook, gửi ID và mật khẩu cho một nhóm người để nhóm này vào phá lớp.

Nhiều giáo viên cũng phản ánh khi đang dạy online thì có kẻ lạ mặt xuất hiện chia sẻ những hình ảnh gây khó chịu, sử dụng nền ảo để truyền bá thông tin bậy bạ hay la hét suốt buổi khiến việc học bị gián đoạn.
Được biết, trong các ứng dụng học trực tuyến, Zoom hiện là ứng dụng được nhiều nhà trường, giáo viên sử dụng vì miễn phí, tiện lợi khi sử dụng. Để tham gia một lớp học trên Zoom, người dùng cần ID và mật khẩu.

Với những hiện tượng như vậy, đối với trẻ mầm non học trực tuyến có sự giám sát của phụ huynh sẽ đỡ hơn học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong quá trình học, nếu bị xâm nhập và chịu tác động từ những việc xấu sẽ khiến học sinh ảnh hưởng lớn về tâm lý cũng như chất lượng học tập. Trong khi, đây là hình thức mới nên thầy cô cũng bất ngờ, bối rối. Nhiều giáo viên chưa quen với công nghệ nên gặp những trường hợp này thường khó đối phó. Đặc biệt với những giáo viên cao tuổi, không quen dùng máy tính lại càng loay hoay mất hàng tiếng đồng hồ để loại tài khoản của người lạ ra khỏi lớp.

Khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền

Trước mối lo mất an toàn của các lớp học trực tuyến, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 13/4, Bộ đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, HSSV trong quá trình học tập qua internet.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HSSV và phụ huynh HSSV trong dạy học qua internet.

Trước mối lo mất an toàn của các lớp học trực tuyến, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 13/4, Bộ đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, HSSV trong quá trình học tập qua internet. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HSSV và phụ huynh HSSV trong dạy học qua internet.

Đồng thời giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch Covid-19; xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học qua internet, trong đó hướng dẫn rõ quy trình quản lý, tổ chức một lớp học trực tuyến; các kỹ năng quản lý điều hành lớp học trực tuyến đối với giáo viên, trách nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến, nhất là các hành vi không được làm đối với người học.

Ngoài ra, các đơn vị, nhà trường cần tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua internet; đề nghị phụ huynh nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ học sinh kết nối, sử dụng phòng học trực tuyến an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian học sinh tham gia học trực tuyến và sử dụng internet. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xảy ra các tình huống tiêu cực, Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên, HSSV, phụ huynh HSSV, cán bộ quản lý cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải (Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT), ngoài các phần mềm học trực tuyến miễn phí như VNPT-E-learning, Viettelstudy, hiện có thêm khoảng gần 10 phần mềm nữa của các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ để phục vụ dạy học trực tuyến. Mỗi phần mềm đều có các tính năng giúp giáo viên điều hành, quản lý lớp học. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổng hợp để gửi các địa phương, hướng dẫn thầy cô tham khảo sử dụng.

Cũng theo ông Nguyễn Sơn Hải, do trước đây việc ứng dụng công nghệ thông tin mới dừng ở trình chiếu trên lớp học trực tuyến nên khi bước vào môi trường dạy học trực tuyến, thầy cô sẽ có những bỡ ngỡ. Chính vì vậy, công tác tập huấn các kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến là rất quan trọng. Khi đã có kỹ năng điều hành một lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ tự tin và chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động