Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ thiên tai
Quan tâm nâng cấp, cải tạo đê điều
Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 43,35 km2 với dân số hơn 330.000 người. Trên địa bàn quận có tuyến đê Hữu Hồng chảy qua với chiều dài 8.160m từ km 47+980 (tiếp giáp đê huyện Đan Phượng) đến km 56+140 (tiếp giáp đê quận Tây Hồ) thuộc cấp đê đặc biệt. Có 2 kè là kè Liên Mạc và kè Thụy Phương.
Hàng năm, địa bàn chịu ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới từ tháng 6 đến tháng 10 gây mưa lớn dẫn đến ngập úng cục bộ tại một số khu vực trong thời gian ngắn. Các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai chủ yếu thuộc địa bàn 4 phường là: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc.
Do đặc thù địa hình, việc cải tạo đê điều tại quận Bắc Từ Liêm đặc biệt được Nhà nước, Thành phố và quận quan tâm. Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các công trình liên quan đến đê điều và phòng, chống thiên tai của quận từng bước được đầu tư kinh phí để duy tu bảo dưỡng, tu sửa, xây mới.
Đơn cử như: Cải tạo nâng cấp đường hành lang chân đê và thượng lưu đê Hữu Hồng (năm 2021); chỉnh trang, trồng cỏ mái đê phía hạ lưu (năm 2021); chỉnh trang mái đê phía thượng lưu đê Hữu Hồng (năm 2022). Công trình kho dự trữ vật tư phòng, chống lụt bão kết hợp điếm canh đê (điếm số 1) và (điếm số 3) đê Hữu Hồng (năm 2022).
Khu vực đê Hữu Hồng (đường Thụy Phương) đối diện làng Chèm. |
Theo Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Bắc Từ Liêm Nguyễn Tùng Lâm: Về công tác phòng, chống thiên tai, năm 2022, Hạt đã phối hợp với phòng Kinh tế quận kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước, sau lũ và lập phương án hộ đê.
Hạt đã xây dựng đề cương và tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 đảm bảo đúng yêu cầu. Đồng thời, thường xuyên phối hợp liên ngành kiểm tra tuyến, phát hiện sự cố đê điều, kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý, nên tình hình công trình đê điều trong mùa lũ năm 2022 ổn định, an toàn.
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật tại khu vực đê Hữu Hồng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm tăng, chủ yếu là các hành vi vi phạm dựng nhà xưởng, đổ đất thải, xây dựng công trình không phép, tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng ngoài bãi sông và trong phạm vi bảo vệ đê điều ảnh hưởng trực tiếp đến công trình đê điều và phòng, chống thiên tai.
Để vận hành và quản lý công trình đê điều và phòng, chống thiên tai được đảm bảo an toàn, ổn định, Hạt Quản lý đê Bắc Từ Liêm kiến nghị Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo các ban ngành tổ chức xử lý triệt để các vụ việc vi phạm, tránh gây bức xúc trong dư luận.
Trong khi đó, một số điếm canh đê hiện nay đã xuống cấp (5 điếm), Hạt Quản lý đê quận Bắc Từ Liêm đề nghị quận đầu tư xây mới đảm bảo công tác ứng trực, tuần tra canh gác đê trong mùa lũ; đầu tư cắm lại mốc chỉ giới bảo vệ đê.
Thực tế, hệ thống rãnh thoát nước đường hành lang và đường cứu hộ một số chỗ bị tắc gây úng ngập cục bộ. Do đó, Hạt Quản lý đê quận cho rằng, cần đầu tư khớp nối hệ thống với hệ thống dân sinh đảm bảo khi có mưa lớn hệ thống tiêu thoát kịp thời tránh các sự cố đang tiếc xảy ra.
Sẵn sàng biện pháp ứng phó với sự cố thiên tai
Chia sẻ về công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà, năm 2022, quận Bắc Từ Liêm đã tiếp nhận 79 tin báo cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Lực lượng chức năng của quận đã xuất 63 lượt xe chỉ huy, 144 lượt xe chữa cháy cùng 861 lượt chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ tham gia xử lý các vụ cháy và duy trì công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu.13/13 phường đã thành lập đội xung kích với 650 người được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống thiên tai theo sự hướng dẫn của Ban Chỉ huy quân sự quận.
“Ủy ban nhân dân quận cũng đã xây dựng kế hoạch và đưa vào danh sách huy động lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai với số lượng 2.683 người. Ban Chỉ huy quân sự quận đã ký hợp đồng ghi nhớ phương tiện huy động gồm 18 xe tải, 1 xuồng máy... Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân quận đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 trường hợp vi phạm lĩnh vực đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai...”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm cho hay.
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm tập huấn cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2023. |
Ông Lưu Ngọc Hà cũng cho biết, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức kiểm kê và tiến hành tiêu hủy các loại vật tư, dụng cụ bị hỏng, không còn sử dụng được tại kho, đồng thời bổ sung đầy đủ vật tư theo quy định đủ cho 1.000 người ứng cứu hộ đê; bổ sung đầy đủ vật tư, phương tiện, dụng cụ trang bị cho 7 điếm canh đê như áo phao, áo đi mưa, đèn pin, trống, đèn tín hiệu báo động lũ.
Năm 2023, quận Bắc Từ Liêm sẽ tiếp tục duy nghiêm chế độ trực ban 24/24 giờ ở các cấp để theo dõi, tổng hợp và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn.
Quận thường xuyên rà soát, kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, bảo đảm tinh, gọn. Tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố, thiên tai xảy ra...
Để chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà đề nghị các cấp, ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi, giao thông, cây xanh cần chặt tỉa, chặt bỏ, cột điện cần thay thế, cống hàm ếch, hố ga cần phải khơi thông, sửa chữa để xử lý trước mùa mưa bão…
Đồng thời, quận rà soát, thống kê các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, tiến hành tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên để sử dụng khi cần thiết. Nạo vét, khơi thông dòng chảy các hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo vận hành kịp thời, liên tục, hết công suất khi có mưa lớn xảy ra. Ngoài ra, các cấp, ngành tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, vi phạm công trình thủy lợi, không để phát sinh vi phạm mới trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người thầy mang quân hàm xanh
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Quỹ thời gian
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin khác
Khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác bảo đảm an sinh xã hội
Nhịp sống Thủ đô 28/11/2024 07:57
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 21:52
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Thủ đô 26/11/2024 21:52
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 19:28
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 18:15
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 10:00
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 22:00
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24