Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:

Đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả

(LĐTĐ) Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 bảo đảm tính kế thừa và phát triển về nội dung để phù hợp với thực tế triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
Học sinh học chương trình nào sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình đó Một số điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Quy định cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Kế thừa và phát triển

Chiều 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo công tác chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo GDPT 2018. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội thảo.

Đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả
Quang cảnh Hội thảo.

Thông tin tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết: Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học theo Chương trình GDPT 2018. Mục đích tổ chức kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Điểm mới của kỳ thi so với hiện nay là thí sinh chỉ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Trong số này chỉ có môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT là kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Bộ GD&ĐT ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi.

Liên quan đến cấu trúc định dạng đề thi từ năm 2025, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết: Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được triển khai bảo đảm tính kế thừa và phát triển về nội dung để phù hợp với thực tế triển khai Chương trình GDPT 2018. Cụ thể, về tính kế thừa, môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại hình thức trắc nghiệm, giữ một phần dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Về tính phát triển, đề thi sẽ thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế các nhược điểm của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn; đồng thời thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018.

Đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả
Điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 so với hiện nay là thí sinh chỉ thi 4 môn.

Các câu hỏi với môn thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần. Trong đó, phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Các môn thi chỉ tối đa 4 trang giấy A4, từ đó giảm bớt được khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro in sao, ghép tờ đề thi thuận lợi hơn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, thay vì xây dựng câu hỏi thi theo tính bảo mật, khép kín như hiện nay, ngân hàng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có tính mở, xây dựng trên cơ sở phát huy trí tuệ toàn ngành. Các nhà trường, địa phương có những câu hỏi hay, tốt sẽ được gửi về Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT sẽ có bộ phận đánh giá chất lượng câu hỏi bằng lý thuyết khảo thí, gửi ngược trở lại cho các Sở GD&ĐT, góp phần giúp lãnh đạo địa phương đánh giá chất lượng dạy, học và biên soạn đề thi.

Tiếp tục tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác khảo thí nói chung và công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT luôn là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, áp lực, đòi hỏi có nhân lực, vật lực, phối hợp từ chuyên môn đến đảm bảo an ninh cho đề thi.

Nhắc lại ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian qua đáng tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn là một trong những căn cứ xét tuyển đại học, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, kết quả đó không chỉ ở công tác ra đề, mà còn ở công tác coi thi, chấm thi nghiêm túc, công bằng. “Việc xây dựng đề thi, tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần hướng tới học thật, thi thật, không gây quá tải, không gây áp lực, đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.

Để công tác khảo thí, ra đề thi thời gian tới tốt hơn nữa, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Cục Quản lý chất lượng tổng hợp, tiếp thu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, thầy cô trao đổi tại Hội thảo để tham mưu cho lãnh đạo Bộ tiếp tục bổ sung cho phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi nếu thấy hợp lý, khoa học.

Đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý chất lượng cũng cần sớm xây dựng kế hoạch, tiếp tục triển khai tập huấn xây dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi cho cán bộ cốt cán của các Sở GD&ĐT; xây dựng kế hoạch chi tiết về đề thi minh họa và sớm công bố để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục phổ thông dạy và học, kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu để công bố sớm phương án tuyển sinh.

Đối với Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Thường xuyên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị, sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành hướng dẫn các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông về nội dung kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế và định hướng chuyên môn cho các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia tham luận đã thể hiện sự nhất trí cao với Bộ GD&ĐT trong việc kịp thời ban hành phương án thi rất sớm, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để các địa phương, học sinh, phụ huynh nắm bắt, chuẩn bị tinh thần và chủ động triển khai các phương án phục vụ kỳ thi.

Cấu trúc định dạng đề thi đã được nhiều địa phương triển khai ra đề thi thử nghiệm với học sinh lớp 10 và 11, được đánh giá hàm lượng đủ sâu để đánh giá năng lực tư duy của học sinh, tránh tình trạng khoanh mò, học sinh sẽ phải vận dụng sáng tạo, và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đối với các Sở GD&ĐT, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý, trên cơ sở phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi đã được Bộ GD&ĐT ban hành, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn cần chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; chủ động ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; chủ động trong công tác truyền thông tại cơ sở để tạo sự thấu hiểu từ giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong quá trình làm, nếu có khó khăn, các Sở GD&ĐT thông tin kịp thời về các đơn vị của Bộ GD&ĐT.

Từ góc độ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, phương thức tuyển sinh đại học được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, cần thống nhất tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các phương án tuyển sinh của giáo dục đại học, trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã từng bước tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT, và tới đây đề thi có độ phân hoá cao hơn, theo hướng hạn chế tối đa học tủ, học lệch, học mẹo, hướng tới học thật, thi thật, kết quả thật. Do đó, việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp là một trong những phương thức để tuyển sinh đại học sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, cho chính các trường đại học và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại khu đô thị Tân Tây Đô.
Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, kỹ thuật và Thương mại dịch vụ Doza Illumination (Doza Illumination) Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029 theo phương thức mới. Dự Đại hội có đồng chí Lại Hà Phương - Chủ tịch LĐLĐ quận, đại diện lãnh đạo, cùng toàn thể đại biểu, người lao động Công ty.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Tin khác

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm
Phiên bản di động