Đảm bảo môi trường làm việc an toàn trong mùa dịch

(LĐTĐ) Song song với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc, để đáp ứng yêu cầu không tập trung đông người, một số doanh nghiệp đã chia ca, thiết kế vách ngăn tại nhà ăn, bố trí cho người lao động nghỉ việc luân phiên, tăng cường khử khuẩn, lau chùi vệ sinh xe đưa đón người lao động thường xuyên hai lần/ ngày.
dam bao moi truong lam viec an toan trong mua dich Muôn nẻo mưu sinh giữa mùa dịch
dam bao moi truong lam viec an toan trong mua dich Hành động nhân văn giữa mùa dịch Covid-19
dam bao moi truong lam viec an toan trong mua dich Thêm nghĩa cử đẹp mùa dịch, "đi siêu thị" mua 100 nghìn trả 0 đồng
dam bao moi truong lam viec an toan trong mua dich
Công ty TNHH Terumo Việt Nam thường xuyên phun khử khuẩn tại nơi làm việc (Ảnh: N. Hoa)

Thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chị Vũ Thị Thanh, công nhân Công ty TNHH Thời trang Star (khu công nghiệp Phú Nghĩa – Hà Nội) thường xuyên theo dõi thông tin về dịch bệnh để nắm bắt tình hình. Tại nơi làm việc, chị được Công đoàn Công ty tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này. Tuy có phần lo lắng trước những diễn biến phức tạp của dịch nhưng chị Thanh vẫn cảm thấy yên tâm bởi công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương thực hiện có hiệu quả, được thế giới đánh giá cao.

“Công ty tôi cũng tuân thủ các biện pháp phòng dịch nên chúng tôi cũng yên tâm hơn. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi để nắm bắt những thông tin cần thiết về tình hình dịch bệnh cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca bệnh đang tăng cao, tôi chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho gia đình bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Khi giá thịt lợn cao, tôi chuyển sang sử dụng các loại thịt gia cầm, cá… đảm bảo chi tiêu vẫn phù hợp với đồng lương của công nhân”, chị Thanh cho hay.

Đặc biệt, anh Trần Khả Thư (quê Thiệu Sơn, Thanh Hóa) hơn 10 năm làm công nhân tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, ở trọ một mình anh thường có thói quen ăn cơm ngoài quán, ít khi trực tiếp vào bếp nấu nhưng gần một tháng nay, để phòng, chống dịch bệnh, anh cũng đã quen dần với việc đi chợ mua sắm thực phẩm, tự nấu ăn sau giờ làm việc thay vì tới quán ăn như trước.

Tương tự, từ khi có dịch chị Phùng Thị Hằng (công nhân khu công nghiệp Quang Minh) cùng nhiều công nhân lao động khác luôn chú trọng vệ sinh tại nơi ở. Chị Hằng cho biết từ khi có dịch, nhất là khi Hà Nội đang có nhiều ca mắc, ổ dịch ở Hạ Lôi (Mê Linh) còn rất phức tạp thì không khí tại xóm trọ công nhân yên ắng hơn trước rất nhiều. Trẻ con được nghỉ học dài ngày nên đa số đều được gửi về quê nhờ ông bà chăm giúp, một số gia đình đón người thân ở quê lên chăm trẻ, ngoài giờ đi làm, tối đến về nhà hầu như mọi người đều hạn chế ra ngoài, các phòng đều được dọn vệ sinh sạch sẽ.

“Hàng ngày đi làm ở công ty chúng tôi đều được nhắc nhở, bắt buộc phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt từ đó ý thức phòng bệnh của mọi người cũng tự giác hơn. Về xóm trọ, nơi thường có rất đông công nhân lao động làm ở nhiều công ty khác nhau, có người làm ở công ty có người nước ngoài, vì vậy hầu hết ai cũng lo lắng, luôn nhắc nhở nhau phải đeo khẩu trang.

Phòng nào cũng chuẩn bị các loại nước rửa tay khô, nước rửa tay diệt khuẩn đủ cả, có phòng còn thường xuyên đốt bồ kết phòng dịch. Chủ trọ dán những thông báo về các bước rửa tay, các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ y tế, cuối tuần nghỉ làm là cả xóm nhắc nhau dọn vệ sinh phòng trọ và khu vực công cộng. Khi chưa có dịch, cuối buổi chiều sau giờ tan làm tôi tranh thủ đi chợ hàng ngày, nhưng giờ cuối tuần đi chợ mua sắm thực phẩm cho cả tuần, thậm chí một người đi chợ mua cho cả dãy trọ bởi ai cũng nhắc nhau hạn chế đến những nơi đông người…”, chị Hằng chia sẻ.

Chú trọng từ khâu đưa đón đến khu vực nhà ăn

Để đem lại sự an toàn cho người lao động, các doanh nghiệp cũng tăng cường triển khai hiệu quả các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế khuyến cáo. Đơn cử, Công ty TNHH Terumo Việt Nam, chuyên sản xuất thiết bị y tế có khoảng 2.500 người lao động, ngay khi có dịch bệnh Covid-19, Công ty đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, chăm lo đời sống người lao động trong Công ty, xây dựng môi trường lao động an toàn.

Để đem lại sự an toàn cho người lao động, các doanh nghiệp cũng tăng cường triển khai hiệu quả các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế khuyến cáo. Đơn cử, Công ty TNHH Terumo Việt Nam, chuyên sản xuất thiết bị y tế có khoảng 2.500 người lao động, ngay khi có dịch bệnh Covid-19, Công ty đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, chăm lo đời sống người lao động trong Công ty, xây dựng môi trường lao động an toàn. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, ngay từ những ngày làm việc đầu năm, sau dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, khi người lao động quay trở lại làm việc Công ty đã trang bị khẩu trang phát cho người lao động, mua nước rửa tay đặt tại các khu vực làm việc, vệ sinh thường xuyên khu vực làm việc, phòng ăn, nhà vệ sinh… để phòng chống dịch. Tất cả người lao động và khách đến làm việc tại Công ty đều được đo thân nhiệt tại khu vực cổng bảo vệ, tại mỗi bộ phận đều có bảng quản lý tình hình sức khỏe của công nhân viên, đến nay việc làm này đã thành thông lệ, tạo thói quen cho tất cả người lao động đang làm việc tại Công ty.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, ngay từ những ngày làm việc đầu năm, sau dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, khi người lao động quay trở lại làm việc Công ty đã trang bị khẩu trang phát cho người lao động, mua nước rửa tay đặt tại các khu vực làm việc, vệ sinh thường xuyên khu vực làm việc, phòng ăn, nhà vệ sinh… để phòng chống dịch. Tất cả người lao động và khách đến làm việc tại Công ty đều được đo thân nhiệt tại khu vực cổng bảo vệ, tại mỗi bộ phận đều có bảng quản lý tình hình sức khỏe của công nhân viên, đến nay việc làm này đã thành thông lệ, tạo thói quen cho tất cả người lao động đang làm việc tại Công ty.

Cùng với đó, Công ty đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và cập nhật tin tức về dịch bệnh thường xuyên để người lao động nắm và có ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng… Ngoài ra thực hiện Chỉ thị cách ly toàn xã hội, Công ty đã bố trí cho nhân viên làm việc luân phiên nhằm giảm số lượng người lao động tập trung đông tại nơi làm việc, các quy định về khoảng cách an toàn cũng được Công ty thực hiện nghiêm túc, cả trong giờ sản xuất và giờ nghỉ. Mặc dù làm việc luân phiên nhưng Công ty vẫn hỗ trợ 70% mức lương cơ bản và tiền trợ cấp cho cán bộ, người lao động giúp họ yên tâm, chung tay cùng chống dịch.

Theo ông Dũng, Công ty có khoảng 20 chiếc xe phục vụ đưa đón cán bộ, nhân viên, trước đây, khi chưa có dịch xe 29 chỗ phục vụ đưa, đón 23- 24 người nhưng hiện nay mỗi xe chỉ đưa, đón không quá 10 người/xe để giữ khoảng cách an toàn. Các xe đều được bố trí phun khử khuẩn 2 lần/ngày, trước và sau khi đưa đón nhân viên, thường xuyên lau chùi, vệ sinh xe, nhất là cửa lên xuống, thảm, tay ghế. Đồng thời, mua nước rửa tay sát khuẩn đặt trên mỗi xe, yêu cầu tất cả người lao động khi lên xe phải đeo khẩu trang, rửa tay.

“Việc bố trí giảm số lượng nhân viên trên xe đưa, đón đã được Công ty triển khai thực hiện ngay từ những ngày có quy định hạn chế tụ tập đông người. Quy trình này đều được thực hiện nghiêm túc đối với tất cả các xe, tạo sự an tâm cho công nhân trong mùa dịch.

Đối với khu vực nhà ăn của Công ty, chúng tôi chia thành nhiều bữa ăn ca, thường xuyên vệ sinh khu vực trước và sau giờ ăn, giữ đúng khoảng cách trong lúc ăn. Công ty lắp các vách ngăn, mỗi người lao động ngồi một khoang riêng để giữ khoảng cách, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh… Từ sự tuyên truyền đó đã giúp công nhân lao động có sự hiểu đúng về dịch bệnh, giúp họ ổn định tâm lý, không quá hoang mang trước dịch bệnh. Giúp họ luôn tự giác, chủ động đặt việc phòng chống dịch lên hàng đầu kể cả ở nơi ở cũng như nơi làm việc”, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Terumo Việt Nam chia sẻ.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động