Đảm bảo quyền cho lao động nữ: Góc nhìn từ doanh nghiệp
Đừng để làm thêm giờ phát sinh nhiều hệ lụy Bảo vệ lao động nữ, góc nhìn từ Ban Nữ công Thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp |
Tăng cường thanh tra, xử phạt các vi phạm
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp và đề xuất giải pháp của tổ chức Công đoàn thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên có chuyền riêng dành cho lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Ảnh: B.D |
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quyền của lao động nữ tại doanh nghiệp, bà Hà Thị Hải Yến - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Goshi Thăng Long (thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội) chia sẻ, tại Goshi Thăng Long đã thực hiện đúng luật về các quyền của lao động nữ như: Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; quyền không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ; quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ; quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ; quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản; quyền không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai; quyền được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai; quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thực hiện một số quyền cao hơn luật như: Quyền được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi; đối với phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng thì không phải làm thêm, làm ca đêm và được lựa chọn thời gian giảm 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi…
Từ thực tế tại đơn vị, bà Nguyễn Thị Ngọc Giang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Asia Feed Mills (tỉnh Hà Nam) chia sẻ, lao động nữ có nhiều đặc thù đòi hỏi pháp luật phải có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền làm việc và quyền bình đẳng giới, nhất là tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng lao động và chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ…
Bà Giang cho biết, trên thực tế, việc một số doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ, nhất là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không phải là chuyện hiếm gặp. Từ đó, bà Giang đề xuất giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm các quy định pháp luật dành cho lao động nữ, phạt các đơn vị quảng cáo tuyển dụng có phân biệt giới, đồng thời khuyến khích, khen thưởng đối với các doanh nghiệp và cơ quan thực hiện tốt để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
Bên cạnh đó, cần quan tâm các điều kiện đặc thù cho lao động nữ như nhà vệ sinh, nhà tắm, buồng thay quần áo, phòng y tế tại các doanh nghiệp đông lao động nữ, đảm bảo thực hiện các quy định cho nữ trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ. Với Nhà nước, bà Giang cho rằng cần có chính sách và huy động các doanh nghiệp từng bước đầu tư xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, nhà ở, khu vui chơi giải trí cho công nhân đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất…
Phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở
Thông tin tại Hội thảo, bà Đỗ Hồng Vân - Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, vấn đề quyền của lao động nữ đã được nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trong và ngoài nước quan tâm trong suốt thời gian qua. Nội dung này đã được đề cập nhiều trong các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Theo bà Vân, trong quá trình hỗ trợ lao động nữ thực hiện các quyền lợi của họ khi tham gia vào quan hệ lao động, bên cạnh nhiều thuận lợi thì tổ chức Công đoàn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc đảm bảo cho lao động nữ thực hiện mục tiêu kép là lao động sản xuất và chăm lo cuộc sống gia đình; hỗ trợ lao động nữ thực hiện tốt các chức năng mang thai, sinh con, nuôi con; bảo vệ lao động nữ trong việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra đòi hỏi người lao động càng phải chú trọng nâng cao tay nghề, trình độ để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Việc người lao động, đặc biệt là lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập đòi hỏi bản thân người lao động phải không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức Công đoàn là phải có những biện pháp hiệu quả hỗ trợ người lao động rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề và tích cực đàm phán với người sử dụng lao động về chính sách hỗ trợ lao động nữ, vừa đảm bảo yêu cầu công việc đặt ra vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình.
Từ thực tế tại địa phương, nhấn mạnh thêm vai trò của Công đoàn cơ sở trong chăm lo, bảo vệ quyền cho lao động nữ, bà Chu Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đề xuất, cần phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở thông qua đối thoại tại nơi làm việc, ký kết Thỏa ước lao động tập thể để bảo vệ quyền của lao động nữ trong các doanh nghiệp.
Dẫn chứng về con số 73% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổ chức Công đoàn đã ký kết Thỏa ước lao động tập thể, bà Hảo khẳng định, lao động nữ luôn được lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, tạo thuận lợi trong điều kiện làm việc và cuộc sống, với các chế độ phúc lợi dành cho lao động nữ. Cụ thể: 100% lao động nữ mang thai đều được bố trí công việc nhẹ nhàng, một số đơn vị bố trí lao động nữ mang thai được ngồi ghế khi làm việc theo dây chuyền, dành khu vực ăn riêng, được ưu tiên khi xếp hàng lấy suất ăn ca.
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ, trên 90% thực hiện việc cấp phát dụng cụ bảo hộ lao động; đầu tư xây dựng, trang bị công nghệ mới; từng bước khắc phục được các yếu tố độc hại như tiếng ồn, bụi, nóng đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động. Trên 50% đơn vị doanh nghiệp thực hiện việc hỗ trợ tiền gửi trẻ, nhà ở, trợ cấp đời sống cho người lao động từ 15.000 đồng đến 400.000 đồng/người/ tháng.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06