Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nội dung đặc thù của Luật Thủ đô năm 2012 khó triển khai, không thi hành được là do không có quy định về việc áp dụng tính đặc thù của Luật như thế nào trong trường hợp có sự chồng chéo. Từ thực tế này, nhằm tạo cơ chế, chính sách thực sự đột phá, vượt trội cho Hà Nội, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất cơ chế ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô.
Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân Sửa Luật Thủ đô: Cần làm rõ các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

“Ưu tiên” Luật Thủ đô

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/72013. Sau 10 năm triển khai thực hiện, các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở trong và ngoài nước có những thay đổi lớn và xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai Luật Thủ đô thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô để tháo gỡ những điểm nghẽn và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển Thủ đô.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Hùng - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, hiện nay, Luật Thủ đô (sửa đổi) vẫn chưa được Quốc hội thông qua, tuy nhiên dự thảo Luật đã thể hiện tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho thành phố Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo trong điều hành, quản lý nền kinh tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang trong quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Hà Nội cần có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chức năng Thủ đô.

“Thành phố Hà Nội không đơn thuần là một đơn vị hành chính cấp tỉnh mà giữ vị trí, trọng trách là “Thủ đô của một quốc gia”, là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia”, là “trái tim của cả nước”. Vì thế, Thành phố cần có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chức năng Thủ đô mà không địa phương nào có bên cạnh những chính sách chung giống các tỉnh, thành phố khác”, Tiến sĩ Lê Văn Hùng nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cũng thống nhất rằng, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nêu rõ quy định về áp dụng Luật Thủ đô tại điều 4, đây là quy định mới, chưa có trong Luật Thủ đô năm 2012. Theo đó, Khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề. Trường hợp Luật Thủ đô không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.

Còn trong Khoản 2 Điều 4 quy định trường hợp Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực có quy định cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô thì việc áp dụng do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì cơ chế phối hợp mới, đặc thù này giữa chính quyền thành phố Hà Nội với các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, vừa phát huy giá trị và hiệu lực của Luật Thủ đô vừa bảo đảm nguyên tắc về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không phá vỡ tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, các quy định này còn có các hạn chế. Trong đó, chưa bao quát hết các “trường hợp có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô” tại Khoản 2 Điều 4, cụ thể là mới chỉ xử lý trường hợp có quy định thuận lợi hơn so với Luật Thủ đô, chưa đề cập trường hợp có quy định nghĩa vụ cao hơn, chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn trong các lĩnh vực mà Thủ đô cũng rất cần áp dụng.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Hà Nội phải đi trước, phát triển cao hơn mức yêu cầu chung.

Cùng đó, mới chỉ quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ mà chưa quy định trách nhiệm của các chủ thể khác được giao chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội (như Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đại biểu Quốc hội…) trong trường hợp có các quy định khác với Luật Thủ đô. Ngoài ra, chưa quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng về việc áp dụng luật trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết và chính quyền thành phố Hà Nội không thống nhất được ý kiến về việc áp dụng luật.

Đảm bảo tính phù hợp

Góp ý về quy định này trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng chỉ rõ, thành phố Hà Nội không phải là một tỉnh hay một địa phương mà là Thủ đô của cả nước, là hình ảnh đại diện cho cả quốc gia, mang tính hình mẫu, đóng vai trò dẫn dắt và có sức lan tỏa nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Hà Nội phải đi trước, phát triển cao hơn mức yêu cầu chung của đất nước.

Vì vậy, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có những cơ chế, chính sách thực sự đặc thù, mang tính riêng, nhằm tạo ra sức hút riêng của Thủ đô để thu hút các nguồn lực cho phát triển. “Về điều kiện áp dụng luật trong Điều 4, tôi rất đồng tình đối với những quy định của luật khác trái với Luật Thủ đô thì phải áp dụng Luật Thủ đô. Nếu sau này khi ban hành những luật mới, nếu trong luật đó có những nội dung đòi hỏi Thủ đô phải tuân thủ thì phải ghi cụ thể vào trong luật mới, còn nếu không chúng ta vẫn áp dụng Luật Thủ đô” - đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Đại biểu Hoàng Văn Cường tán thành về điều kiện áp dụng luật trong Điều 4 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xoay quanh vấn đề đã nêu, thực tế Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 cũng đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nội dung đặc thù của Luật năm 2012 bị vô hiệu, không thi hành được là do Luật không có quy định về việc áp dụng Luật Thủ đô như thế nào trong trường hợp có sự khác biệt so với quy định về cùng một vấn đề trong các Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội khác đang có hiệu lực hoặc ban hành sau.

Từ công tác triển khai Luật Thủ đô năm 2012 cũng cho thấy, nhiều nội dung đặc thù, vượt trội trong Luật được giao cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội quy định chi tiết nhưng những văn bản này của địa phương dù đã ban hành cũng không thi hành được vì có chứa các quy định khác hoặc trái với văn bản của Trung ương có hiệu lực cao hơn quy định về cùng vấn đề.

Đặc biệt, nếu áp dụng nguyên tắc chung “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau” (Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015), có thể thấy trước rào cản pháp lý lớn đối với việc thi hành Luật Thủ đô. Rõ ràng sẽ có nhiều quy định đặc thù, vượt trội của Luật Thủ đô không thể được áp dụng nếu các luật ban hành sau có quy định khác về cùng vấn đề.

Từ những nguyên nhân nêu trên, rõ ràng cần phải có một điều khoản quy định việc áp dung Luật Thủ đô (sửa đổi) trong quan hệ với các luật khác, bao gồm cả luật ban hành trước hay sau Luật Thủ đô, nhằm khắc phục bất cập về hiệu lực thực tế và khả năng thi hành được của các quy định tại Luật Thủ đô.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Xem thêm
Phiên bản di động