Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã chỉ ra những điểm cần quan tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11.
Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, do thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11. |
Theo Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ là bước “lập pháp bổ sung” mà còn giúp các quy định pháp luật “khung” được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác.
Trong quá trình này, cần đảm bảo rằng văn bản chi tiết được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Các cơ quan tham gia soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Đặc biệt, các văn bản phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong quy định pháp luật.
Đây là những yếu tố giúp tăng cường tính khả thi của văn bản khi triển khai, tránh việc ban hành các quy định quá phức tạp, khó áp dụng trong thực tế. Tính minh bạch, theo đó, không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ở quá trình ban hành, bao gồm việc công khai và lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức đóng góp ý kiến, từ đó nâng cao tính dân chủ và sự đồng thuận xã hội đối với các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành liên quan. Bộ có trách nhiệm giám sát tiến độ và chất lượng của văn bản, báo cáo định kỳ hằng quý và hằng năm cho Chính phủ. Trách nhiệm báo cáo giúp đảm bảo tính minh bạch và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành.
Đồng thời, các ban, sở, ngành liên quan tại Hà Nội cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức nguồn lực phù hợp để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết trước thời hạn hiệu lực của Luật Thủ đô vào ngày 1/1/2025.
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo. |
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh, chất lượng của văn bản quy định chi tiết được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác, và tính khả thi trong thực tế.
Văn bản quy định chi tiết phải giúp cụ thể hóa những quy định đã được ban hành trong luật, chứ không nên đặt ra các quy định mới hoặc trái với tinh thần của Luật Thủ đô (sửa đổi). Chất lượng của văn bản cũng cần được đảm bảo qua sự tham gia của các cơ quan thẩm định, thẩm tra, để kiểm soát nội dung trong từng khâu soạn thảo và ban hành, giúp văn bản dễ dàng triển khai trong thực tiễn.
Bám sát 9 chính sách và thể hiện được tầm nhìn chiến lược
Theo Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết cần dựa vào 9 chính sách đã được quy định cụ thể trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là các chính sách về tổ chức chính quyền, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực tài chính và ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn hiện đại, phát triển văn hóa và giáo dục, phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao y tế và hệ thống an sinh xã hội, và liên kết phát triển vùng.
“Những chính sách này không chỉ là những định hướng cơ bản mà còn là kim chỉ nam giúp định hình toàn bộ nội dung của văn bản quy định chi tiết, làm nền tảng cho quá trình phát triển Thủ đô trở thành một khu vực phát triển xanh, bền vững, văn minh và năng động. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Hà Nội cũng cần có cơ chế để thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định, kịp thời khắc phục những hạn chế khi áp dụng vào thực tế” Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nêu rõ.
Bên cạnh đó, các quan điểm chỉ đạo như thể chế hóa đầy đủ chủ trương, nhiệm vụ của Đảng, bảo đảm tính đặc thù vượt trội cho Thủ đô, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội trong thẩm quyền điều hành, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và trách nhiệm giải trình, cần được các cơ quan tuân thủ trong từng quy định chi tiết. Điều này không chỉ giúp phát huy thế mạnh của Hà Nội mà còn tăng cường sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.
Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô (sửa đổi) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã được phân định rõ ràng. Đối với những nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các cơ quan phải nỗ lực để ban hành văn bản kịp thời.
Hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững. |
Đối với các nội dung phức tạp hơn, có hiệu lực từ 1/7/2025, quá trình xây dựng văn bản cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển của Hà Nội.
Sở Tư pháp đóng vai trò điều phối và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đảm bảo lập danh mục các văn bản cần ban hành, và cùng với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát những nội dung quan trọng, cần thiết để ưu tiên ban hành sớm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi Luật Thủ đô có hiệu lực.
Chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô (sửa đổi) phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Các văn bản này cần bám sát 9 chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng nội dung cụ thể, phù hợp và có tính đặc thù vượt trội, đồng thời thể hiện tính đồng bộ và khả thi cao. Việc ban hành văn bản không chỉ cần thiết để luật có hiệu lực mà còn phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh, đây là những vấn đề cốt yếu và các yếu tố cần quan tâm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua đó, các văn bản này không chỉ có vai trò hướng dẫn mà còn là nền tảng pháp lý giúp các chính sách và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và bền vững trong thực tế.
Nên xem
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027
Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Tin khác
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53