Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự đổi mới về phương thức sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng máy móc thiết bị nhờ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích đạt được, đa phần các làng nghề đang phải đối diện với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho người lao động…
Lao động làng nghề: Nhiều thách thức trước cuộc cách mạng 4.0 Cần được quan tâm đúng mức

Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trong một buổi chiều cuối tháng 10, chúng tôi tìm đến làng Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông). Vừa đến cổng làng, phóng viên đã nghe thấy tiếng xè xè của máy cưa, cắt, khoan, đục, đánh bóng sản phẩm. Tại các xưởng sản xuất, người dân đang miệt mài làm việc, người cưa xẻ những tấm gỗ lớn, người tỉ mẩn đục đẽo các loại hoa văn, lắp ráp cánh cửa… để kịp giao hàng cho khách. Theo những nghệ nhân cao tuổi, nghề mộc vốn là nghề truyền thống của làng, được truyền từ đời này sang đời khác và là “cần câu cơm” kiếm sống chính của người dân ở đây.

Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt!
Tình trạng mất an toàn lao động diễn ra khá phổ biến tại làng Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông). Ảnh: Lê Thắm

Là một làng nghề truyền thống, đáng lẽ vấn đề an toàn trong sản xuất phải đặt lên hàng đầu, thế nhưng qua quan sát của chúng tôi đội ngũ công nhân lao động trong làng nghề sử dụng trang bị bảo hộ lao động tương đối hạn chế. Thậm chí nhiều người còn vô tư mài gỗ, xẻ gỗ mà không dùng đến găng tay, kính mắt hay khẩu trang mặc cho những mũi cưa sắc nhọn có thể cứa vào tay bất cứ lúc nào và bầu không khí xung quanh dày đặc những bụi.

Ông Nguyễn Quang Dô, một người đã có nhiều năm gắn bó với nghề mộc cho biết, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay an toàn lao động đang là vấn đề nan giải đối với người dân làng Thượng Mạo. “Hiện tại hầu hết các xưởng mộc tại Thượng Mạo hiện đều được đầu tư máy móc hiện đại, ít nhất là các công đoạn cưa, cắt và bào. Nhờ có máy móc hỗ trợ, người làm mộc đỡ vất vả hơn, công lao động tăng, thu nhập cũng được cải thiện. Tuy nhiên, máy móc thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ mất an toàn lao động càng lớn. Thời gian đầu, đã có hàng chục người dân ở làng bị máy xén đứt tay, đứt chân thậm chí là mù do bị gỗ bắn vào mắt trong quá trình làm việc. Sau này, do quá nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra nên mọi người đã truyền tai nhau những kinh nghiệm riêng để khắc phục”- ông Dô chia sẻ.

Bên cạnh tai nạn lao động,làng mộc Thượng Mạo còn tồn tại một vấn đề đáng quan tâm khác là mặt bằng sản xuất tại đây khá hạn hẹp. Theo ghi nhận, hầu hết các xưởng mộc đều nằm xen kẽ trong khu dân cư, chưa quy hoạch được các cụm, điểm để đưa các xưởng mộc ra một khu sản xuất riêng. Điều này đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở huyện Chương Mỹ. Tại đây có rất nhiều làng mộc nổi tiếng như làng Phù Yên xã Trường Yên, làng Phúc Cầu xã Thụy Hương... tuy nhiên, một điểm chung là hiện lao động tại các làng nghề mộc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bặm từ gỗ, đặc biệt là từ sơn hóa học dùng để phun màu cho gỗ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp như: phổi, phế quản…

Sớm có giải pháp thiết thực

Thực tế, vấn đề không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho các lao động làm việc tại làng nghề từ lâu đã được các cấp chính quyền quan tâm, xem xét. Để bảo đảm an toàn cho người lao động khu vực phi chính thức, trong đó có làng nghề, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách như tại Điều 133, 136, 137 Bộ luật Lao động 2012, các Điều 6, 7, 12, 18, 21, 23 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình. Người lao động cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp ...

Bên cạnh những quy định pháp luật bảo vệ sức khỏe của người lao động, Nhà nước quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động. Cụ thể, các Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145 Bộ luật Lao động 2012 và các Điều 19, 24, 26, 27, 38, 39 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm từ việc sơ cứu, điều trị, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, đến việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động sau khi đã được điều trị... Các quy định này không chỉ nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động, mà còn tăng trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ở đơn vị của mình.

Ngay trên địa bàn Hà Nội, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên liên quan, những năm qua, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hoạt động tuyên truyền tập trung vào khu vực không có hợp đồng lao động. Theo đó, các đơn vị, địa phương cần tổ chức diễn đàn đối thoại với người lao động; mở lớp tập huấn nâng cao về an toàn, vệ sinh lao động cho đại diện doanh nghiệp, người lao động; quan tâm đến đời sống của nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Dù được quan tâm sát sao là vậy, song ở các làng nghề, để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận, vẫn còn không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc thực hiện các quy định về bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Do vậy, để làm thay đổi nhận thức của người dân, bên cạnh khung chính sách thì rất cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức, bởi chỉ khi nhận thức đúng được tầm quan trọng về làm việc an toàn thì khi đó người lao động mới chủ động thực thi.

Trở lại vấn đề an toàn vệ sinh lao động ở các làng nghề mộc, qua tìm hiểu có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đây phát triển khá sôi động, nhưng chủ yếu theo quy mô gia đình. Việc đầu tư cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động rất khó vì ít vốn. Bên cạnh đó, lao động trong các xưởng sản xuất gỗ hầu như không qua các trường lớp đào tạo. Việc vận hành các máy móc thiết bị đều được thực hiện theo cảm tính và kinh nghiệm người trước truyền người sau nên việc xảy ra tai nạn là điều tất yếu. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, việc tập huấn kiến thức về an toàn lao động trong cơ sở làm nghề còn rất ít. Sự chủ quan cùng nhận thức chưa đầy đủ về an toàn lao động dẫn đến việc hầu như người lao động và chủ cơ sở sản xuất không chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng, trang phục bảo hộ phòng, tránh tai nạn lao động…

Để góp phần giảm thiểu tình trạng mất an toàn tại các làng nghề, các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động; đồng thời có chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm. Để chắc chắn hơn, công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ phải được tiến hành trước khi các cơ sở sản xuất hoạt động. Với những cơ sở đã đi vào sản xuất, qua kiểm tra nếu không đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động thì các ngành chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương cần cho dừng hoạt động. Bên cạnh đó cần khuyến khích hỗ trợ người làm nghề tham gia các hình thức bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Có thể nói, an toàn lao động tại các làng nghề, vùng nông thôn hiện nay cần được quan tâm từ nhiều phía. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết vẫn là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở thực hiện đúng những quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động hiện hành./.

Lê Thắm – Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Xem thêm
Phiên bản di động