Dân chung cư "đi chợ" ngày giãn cách
Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, ra đường không có lý do chính đáng… Cần nhân rộng các mô hình hay để góp phần ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 |
Từ ngày 1/8, chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, chị Thủy (chung cư Nàng Hương, quận Hà Đông) đã chuyển hẳn sang hình thức mua hàng trực tuyến trên "chợ chung cư" của cư dân.
Theo chị Thủy, trước đây, chị cũng có tham gia nhóm "chợ chung cư" trong cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, thời điểm đó, người bán quá ít, hàng hóa không phong phú, do đó ít có sự lựa chọn. Bây giờ, do giãn cách xã hội, nhiều người chuyển sang bán hàng online, mỗi ngày trên nhóm "chợ" có hàng chục bài đăng bán các loại lương thực, thực phẩm.
Đây là nhóm cộng đồng cư dân “riêng tư”, các thành viên bên ngoài không nhìn thấy được. Hàng hóa chủ yếu là do dân trong chung cư có nguồn từ quê mang lên. Việc đặt mua của những người chung sống cùng khu, biết chính xác địa chỉ người bán thì cũng yên tâm hơn bởi nếu hàng hóa có vấn đề gì có thể tới tận nơi phản ánh hay trả lại.
Theo tìm hiểu, chị Thủy thường thanh toán bằng cách chuyển khoản, hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt và cũng không trực tiếp nhận hàng từ người giao. Chị Thủy đã thiết kế sẵn 5 chiếc móc treo ở cửa, người giao hàng chỉ việc treo vào đó, lát sau chị sẽ ra lấy.
"Thực phẩm đa dạng, giá hợp lý, người mua không phải chờ đợi lâu, được giao tận cửa căn hộ. Mua hàng online có thể phần nào giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, là “điểm cộng” của quầy hàng trực tuyến trong các nhóm "chợ chung cư"", chị Thủy chia sẻ thêm.
![]() |
Rau củ, đồ ăn sẵn được "tiểu thương chợ online" rao bán trên các trang mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình) |
Trong khi đó, tại chung cư báo Nhân dân (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm), Ban Quản trị tòa nhà đã nảy ra sáng kiến “đi chợ hộ” cư dân. Đây là một trong những hoạt động thuộc mô hình phòng, chống Covid-19 được Ban Quản trị phát động với tên gọi “Chung cư 3 hỗ trợ”, gồm: Hỗ trợ chính quyền, hỗ trợ hàng xóm, hỗ trợ gia đình.
Theo đó, nhóm tình nguyện viên sẽ nhận đơn đặt hàng nông sản từ cư dân, đồng thời làm việc với đầu mối cung cấp (cụ thể là đại diện Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) để thu mua và vận chuyển thực phẩm lên Hà Nội cho khách hàng.
Ông Nguyễn Chí Minh (Trưởng Ban Quản trị chung cư báo Nhân dân) thông tin, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý e ngại đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay chợ truyền thống đông người có nguy cơ lây nhiễm... Bên cạnh đó, một số thành viên, cư dân trong tòa nhà có nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm ở các vùng quê, nên Ban Quản trị đã cùng trao đổi và nảy ra ý tưởng này. Sau khi thông báo cho cư dân, sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cư dân trong tòa nhà.
![]() |
Mô hình "đi chợ hộ" cư dân nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cư dân trong tòa nhà. (Ảnh: Viết Niệm) |
Trước đó, ngày 4/8, chuyến hàng đầu tiên gồm 2 tấn lương thực, thực phẩm đã được vận chuyển và trao tận tay cho các hộ dân. "Nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng cư dân đã cho thấy đây là hoạt động thiết thực, mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp các cư dân tiết kiệm thời gian đi chợ, vừa là kênh phân phối giúp cho bà con nông dân trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp”, ông Minh chia sẻ.
Các loại lương thực, thực phẩm trong chương trình “đi chợ hộ” cư dân của Ban Quản trị chung cư được niêm yết công khai về giá cả trên các nhóm mạng xã hội của cư dân. Thông qua đây, các hộ gia đình sẽ lựa chọn mặt hàng cần mua theo hình thức mua hàng trực tuyến. Đại diện Hội Phụ nữ tòa nhà sẽ cùng Tổ thực phẩm tổng hợp lại đơn và đặt hàng với Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng.
Anh Tuấn (cư dân chung cư) - một trong những tình nguyện viên tham gia từ những ngày đầu - cho biết, xe tải chở hàng đã được đăng ký luồng xanh để vận chuyển hàng từ quê lên thẳng sân chung cư. Khi hàng lên, để đảm bảo giãn cách theo đúng quy định, từng hộ dân sẽ lần lượt nhận hàng ngay tại sảnh chung cư. Nhiều loại thực phẩm tươi ngon như hải sản, thịt lợn, thịt gà, trứng, rau củ quả các loại đến tận tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian, nhờ đó cư dân vừa yên tâm về chất lượng sản phẩm, lại vừa được mua với giá bình ổn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:19

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:14

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 14:24

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51