“Dân vận khéo” trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Xứng đáng với vai trò là “trái tim” của cả nước |
Đây là văn bản có ý nghĩa đặc biệt, góp phần cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa trong tình hình mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Thành phố; đồng thời, thiết thực triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc.
Thành ủy luôn xác định, người dân Hà Nội là trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, vừa là chủ thể thực hiện quan trọng nhất, vừa là đối tượng trực tiếp thụ hưởng mọi thành quả, đặc biệt là thành quả bền vững, lâu dài về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Vì vậy, công tác dân vận cần tiếp tục được triển khai đồng bộ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong vận động giữ gìn, lan tỏa và bồi đắp thêm nét đẹp văn hóa của người Hà Nội; học tập phương pháp “dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” với phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.
“Dân vận khéo” góp phần đưa văn hóa, con người Hà Nội là nguồn lực nội sinh, động lực phát triển bền vững
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô” và “Tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô”; hệ thống dân vận từ Thành phố đến cơ sở đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Ban Dân vận Thành ủy đã ban hành Đề án về “Xây dựng và triển khai mô hình “Dân vận khéo” gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, biên soạn và phát hành cuốn sách “Dân vận khéo trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thăm hỏi, động viên gia đình chính sách huyện Thạch Thất nhân dịp đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. |
Với quyết tâm cao, cách thức triển khai bài bản, sáng tạo, phong trào thi đua “Dân vận khéo” về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đã có hàng chục nghìn mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký ở cả 3 cấp (Thành phố; cấp huyện; cấp xã), hướng tới nội dung: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và phát huy truyền thống Thủ đô văn hiến, anh hùng; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo; nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa; xây dựng xã hội học tập; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, gắn với bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan; thực hiện tốt 02 bộ quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị của Thành phố và nơi công cộng…
Hàng nghìn mô hình tiêu biểu đã được các cấp khen thưởng, nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực trong thực tiễn. Nổi bật như: Các mô hình “Dân vận khéo” thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”... được duy trì và phát triển tại nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố. Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”; “Tổ dân phố văn hóa” tiếp tục được nhân rộng, chất lượng và hiệu quả ngày càng đi vào chiều sâu.
Phong trào xây dựng “Đơn vị văn hóa” được triển khai rộng khắp trong khối các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang. Các mô hình về tuyên truyền nhân dân chấp hành trật tự văn minh đô thị và vệ sinh môi trường, các nhóm tự quản kiểm tra trật tự hè phố, chỉnh trang các tuyến phố, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, các “Tuyến đường tự quản”, “Con đường nở hoa”, “tuyến đường không rác” được triển khai đồng bộ, góp phần tạo cảnh quan đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp. Mô hình vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện bài bản, kiên trì, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Các mô hình “Dân vận khéo” trong đồng bào theo tôn giáo tập trung vận động, hướng dẫn đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo”; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở địa phương; tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường...
Phong trào “Dân vận khéo” trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào sinh sống tại các xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ được tập trung vào việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ vay vốn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo và làm giàu; các mô hình tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gắn với xây dựng đời sống văn hóa mới…
Hội thi “Dân vận khéo” quận Hoàng Mai được tổ chức sôi nổi, góp phần động viên phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận. |
Trong thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, các mô hình “Dân vận khéo” càng phát huy tác dụng thiết thực. Tiêu biểu là “Dân vận khéo” trong phòng, chống đại dịch Covid-19; trong công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trọng điểm của Thành phố, nhất là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; trong công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, hình thành ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nếp sống nghĩa tình và tăng cường tình đoàn kết trong từng cộng đồng dân cư...
Có thể khẳng định, việc xây dựng và triển khai các mô hình “Dân vận khéo” trong vận động người dân thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện, đoàn kết, đồng thuận, đề cao văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh... là động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là ở cơ sở.
Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tích cực hưởng ứng Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy, công tác dân vận nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò công tác dân vận của Đảng, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về công tác dân vận. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác dân vận, về phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ngày 24/11/2021); Chương trình số 06-CTr/TU (khóa XVII) ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động, tuyên truyền; đăng ký thực hiện các mô hình, phần việc cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy; tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, trước hết là từ những lời nói, việc làm bình dị trong cuộc sống, công tác hằng ngày.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác dân vận. Quá trình triển khai cần bám sát các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với với các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và kiểm tra, giám sát; với giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 07/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”.
Đặc biệt, đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần tập trung hướng tới bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội; nâng cao chất lượng các mô hình văn hoá, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện quy tắc ứng xử; phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, nhất là phát triển công nghiệp văn hóa và quảng bá hình ảnh, truyền thống văn hóa Hà Nội ra thế giới...
Ngày hội “Dân vận khéo” tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. |
Ba là, cùng với xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” mới, cần quan tâm duy trì hiệu quả, nhân rộng và phát huy các mô hình, điển hình đã có. Tăng cường tuyên truyền về cách làm, hiệu quả của các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” bằng các hình thức phong phú, gần gũi, phù hợp với từng đối tượng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các loại hình truyền thông hiện đại để tăng hiệu quả tuyên truyền, lan tỏa các tấm gương, các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, qua đó khích lệ, động viên sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đội ngũ cán bộ làm công tác Dân vận của Đảng bộ Thành phố sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng, thực hiện tốt hơn nữa vai trò, sứ mệnh là “con của dân, là người của Đảng”, là cầu nối xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; vận động và tập hợp nhân dân, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cùng chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”, Thủ đô “bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời căn dặn của Bác Hồ vĩ đại, xứng đáng với tình cảm, niềm tin yêu, hy vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước.
Đỗ Anh Tuấn
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24