Dâng Người niềm tin son sắt

(LĐTĐ) Trong một chuyến công tác được về thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Người, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng dâng trào cảm xúc và rưng rưng bồi hồi.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vẹn nguyên những bài học về sử dụng hiền tài của Bác

Nhà báo tâm niệm về với quê hương Bác là trở về với nguồn cội - nơi giáo dục, học tập đạo đức, tư tưởng cách mạng của Người. Và chính điều này đã thôi thúc ông viết ra tác phẩm âm nhạc “Về làng Sen”. Một tác phẩm mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

“Về Làng Sen” sau khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, được đông đảo khán thính giả nghe đài trong và ngoài nước đón nhận, ca khúc lay động tâm thức bao con tim khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng - tác giả ca khúc “Về Làng Sen”.

Chúng con về quê Bác làng Sen

Hình ảnh về làng Sen quê Bác đã được nhà báo Tào Khánh Hưng nhẹ nhàng đưa vào ngay từ câu hát đầu tiên. “Chúng con về quê Bác làng Sen” vừa hay lại mang ý nghĩa sâu sắc của một người con khi về nơi thời thơ ấu Bác Hồ sống (sau khi mẹ qua đời tại Huế). Tứ thơ, hình ảnh trong ca từ bài hát đong đầy cảm xúc.

Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên, lại có ca khúc mới về Bác, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn với ca từ mộc mạc, hình ảnh chân thực qua phần trình bày truyền cảm của Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hương Giang đã làm lay động bao con tim.

Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ: “Về làng Sen” ca khúc ra đời sau khi anh cùng đoàn cán bộ, phóng viên của Báo Xây dựng có chuyến đi thực tế về dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (7.2022), tại làng Sen quê Bác.

Cảnh đẹp nơi đây và những hiện vật thân thương gắn với tuổi thơ của Người trong ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa đã thôi thúc nhà báo có những ý thơ (ca từ) mộc mạc, chân thực nhưng giàu hình ảnh về cảnh đẹp quê hương Bác.

Dâng Người niềm tin son sắt
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Xây dựng, Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập Báo Xây dựng cùng đoàn cán bộ, phóng viên của báo dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Sen - Khu di tích lịch sử Kim Liên - Nghệ An.

“Chúng con về quê Bác làng Sen/ Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa/ Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”. Đây là những hình ảnh thực mà bất kỳ người con đất Việt nào khi về thăm quê Bác đều cảm nhận được. Mái nhà lá đơn sơ, hàng râm bụt đỏ hoa, bưởi trĩu cành... được nhà báo chắt lọc đưa vào lời ca khúc.

Câu thơ tả thực, nhưng có thể nói là “xuất thần” ở đoạn ca từ này là “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối”. Tại sao tác giả không chọn “hoa sen" - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay khu di tích Kim Liên, lại đã trở thành “quốc hoa” tiêu biểu, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác giống như những nhạc sĩ khác đã thể hiện mà lại dùng hình ảnh hoa râm bụt để gợi tả?

Rõ ràng, tác giả có ý thức “tránh xa” những khuôn mẫu, những hình ảnh đã được rất nhiều nhạc sĩ tiền bối sử dụng. Nên “hàng râm bụt đỏ hoa” là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) “Tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta”: “Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối”. Bài hát là đề tài thời sự vô cùng sâu sắc khi toàn Đảng, toàn Nhân dân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Dâng Người niềm tin son sắt
Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng trao đổi với Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang về nội dung diễn đạt ca khúc trước khi thu âm.

“Hàng râm bụt ở đây là hình ảnh thực tế trong Khu di tích lịch sử Kim Liên đưa chúng tôi về nhà Bác. Trong ca khúc này tôi đưa hình ảnh hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối chứ không dùng hình ảnh hoa sen là muốn tạo ra sự khác lạ.

Bài hát ra đời đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật của Bác thể hiện sự kính trọng, biết ơn của Nhân dân, của Đảng ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; đồng thời dâng lên Người niềm tin son sắt, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước”, nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết.

Khi sáng tác ca khúc này, không thể không nhắc đến huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung - quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…

Và người dân Nam Đàn, Nghệ An rất cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, kiên trung, sắt son một lòng theo Đảng. “Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt/ Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng/ Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc...”

Âm hưởng ví giặm và mặn mà dân ca miền Trung

Ca khúc “Về làng Sen” của nhà báo Tào Khánh Hưng ra mắt dịp sinh nhật Bác 19/5, được chia thành 2 phần. Phần đầu là phần tự sự, tả về làng Sen quê hương Bác với bức tranh làng quê sinh động.

Phần hai là điệp khúc dâng trào, tình cảm được đẩy lên cao. Đặc biệt là phần điệp khúc “Chúng con dâng Người niềm tin sắt son/ Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông” - là những ca từ đẹp, lôi cuốn, da diết và hào sảng nhất; tạo ra được dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng, để bài hát có thể sống mãi với thời gian... thể hiện lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu và gửi đến Bác niềm tin son sắt của người con đất Việt đang thực hiện những di nguyện của Người”, nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ.

Cũng theo nhà báo Tào Khánh Hưng, một tác phẩm âm nhạc ra đời là một công trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, trí tuệ của cả một ê kíp: Nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ phối khí, ca sĩ thể hiện.

Nhà báo Tào Khánh Hưng cũng cho biết: “Với ca khúc “Về Làng Sen” là ca khúc chính trị nhưng viết, giai điệu sao không bị khô cứng mà phải mền mại, đi vào lòng người chuyển tải được ý đồ của tác giả. Chính điều đó chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện lòng thành kính về Bác.

Và nhóm đã họp bàn xây dựng nội dung ca từ và thống nhất giai điệu, chất liệu nhạc cụ sử dụng sao cho hợp lý. Trong bài hát có sử dụng nhiều nhạc cụ: sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu cùng đàn điện tử tạo nên âm hưởng dân ca miền Trung, thể hiện sự nhớ thương, kính trọng Bác”.

Dâng Người niềm tin son sắt
Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang đang thể hiện ca khúc trong phòng thu âm.

Người ta nói, âm nhạc giống như sợi dây kết nối, gắn kết mọi người đến gần nhau hơn, âm nhạc không chỉ đem đến niềm vui, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực mà còn có thể kéo những con người xa lạ xích lại gần nhau. Với nhà báo Tào Khánh Hưng, âm nhạc chính là người bạn.

Theo ông nhiều điều suy nghĩ ra mà không chia sẻ với ai được thì âm nhạc đã giúp nói hộ lòng mình. Âm nhạc cho chúng ta thêm yêu con người, yêu đất nước mình hơn, âm nhạc cũng chính là nơi được trải lòng, được thỏa mãn với những đam mê sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước.

Chính vì thế trong mỗi chuyến đi làm báo đã cho anh nhiều trải nghiệm tích lũy kiến thức về mọi miền quê đất nước. Và rồi chắt chiu yêu thương từng địa danh, ca từ, hình ảnh để rồi một ngày cho ra đời ca khúc mới. Đây cũng là hình thức tuyên truyền thay ca từ bằng nốt nhạc thay bài báo là những hợp âm truyền tải nhanh, lan tỏa được nhiều người đón nhận. Say mê âm nhạc, làm việc nghiêm túc, cẩn thận chọn lọc ca từ, giai điệu và cả chọn người thể hiện nữa đã giúp anh có những kết quả bước đầu trong con đường âm nhạc.

Do vậy, các tác phẩm âm nhạc - những đứa con tinh thần của nhà báo Tào Khánh Hưng ngay sau khi ra đời đã được công chúng yêu thích như: “Về làng Sen, Tự hào cô giáo trẻ, Trong mờ sương Sa Pa, Trường Sa yêu thương, Hà Giang trong tôi, Mường Tè quê em, Hương chè, Về Thủ đô gió ngàn, Tình người Hà Nội, Trở về nơi nguồn sáng, Về Hà Nam anh nhé…”

Trong số đó, “Về làng Sen” là ca khúc đầu tiên nhà báo Tào Khánh Hưng viết về Bác nhưng đã thực sự đi vào lòng người bởi lời ca, giai điệu đẹp, ngọt ngào sâu lắng, mang âm hưởng của ví giặm và cái mặn mà của dân ca miền Trung ngập tràn trong ca khúc mà ai nghe cũng cảm nhận được về làng Sen quê hương Bác.

Người được tác giả tin tưởng lựa chọn thể hiện ca khúc là Nghệ sĩ ưu tú - Thượng tá Nguyễn Hương Giang - ca sĩ quê Nghệ An có chất giọng trong sáng, kỹ thuật thanh nhạc tốt, những ca khúc dân ca về miền Trung được ca sĩ thể hiện rất thành công. Hương Giang đã từng có thời gian công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 9 và nổi tiếng với vai diễn nhân vật chị Sứ trong tác phẩm kịch “Hai người Mẹ” của cố nhạc sĩ An Thuyên. Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang hiện đang công tác tại Khoa Thanh nhạc (Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội).

Thanh Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động