Đánh thức tiềm năng du lịch tại Đan Phượng

Huyện Đan Phượng (Hà Nội) được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với đậm dấu tích văn hóa cổ, lại mang đặc trưng làng quê đồng bằng Bắc Bộ cùng cảnh quan tự nhiên đẹp. Trong những năm gần đây, huyện Đan Phượng đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.
Đan Phượng có thêm 2 điểm du lịch cấp Thành phố

Phong phú nguồn tài nguyên du lịch

Có mặt tại điểm du lịch xã Hạ Mỗ, chị Nguyễn Thảo Hương (quận Tây Hồ, Hà Nội) cảm thấy vô cùng thích thú trước quang cảnh đền chùa cổ kính, lâu đời tại đây. Chị Hương chia sẻ, trước đây, chị chưa từng đến Hạ Mỗ và cũng không biết nơi đây lại có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích đẹp đến như vậy. Đến đây, chị ấn tượng với hồ sen, với những kiến trúc và quang cảnh đậm chất làng quê Bắc bộ. Đồng thời, giúp chị có thêm nhiều trải nghiệm và kiến thức về lịch sử Việt Nam.

Đánh thức tiềm năng du lịch tại Đan Phượng
Đan Phượng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Ảnh: Kim Tiến

Nơi được chị Hương ghé thăm lâu nhất tại xã Hạ Mỗ là Đền Văn Hiến (còn gọi là Văn Hiến đường) thờ chính hai vị đại hiền của làng là Thái úy Tô Hiến Thành (1102 - 1179) và Tiến sĩ Đỗ Trí Trung, đỗ năm 1475, đứng đầu “Kim Cương bát bộ” và tham gia vào hội văn thơ Tao Đàn dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nguyên thủy, đền có từ xa xưa nhưng được quy hoạch, sửa sang vào năm Mậu Thân (1908). Ngôi đền nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ. Kiến trúc và khuôn viên đền tuy được tu sửa, quy hoạch lại nhưng khá hài hòa với cảnh quan hai bên bờ sông.

Anh Nguyễn Xuân Việt, Công chức văn hóa - xã hội (Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ) giới thiệu, Hạ Mỗ là một nơi có bề dày lịch sử - văn hóa, có truyền thống hiếu học, có đền Văn Hiến, chùa Hải Giác và đình Vạn Xuân. Năm 1991 cả ba di tích đều được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Ngay từ thế kỷ thứ VI, Hạ Mỗ đã đi vào lịch sử dân tộc với tư cách là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân (từ năm 571- 602).

Cũng theo anh Nguyễn Xuân Việt, mới đây Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã Quyết định công nhận điểm du lịch xã Hạ Mỗ, đây là bước ban đầu đặt nền móng cho phát triển du lịch cho địa phương. “Quan trọng nhất của người dân Hạ Mỗ bây giờ là giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền để không làm mai một truyền thống cha ông để lại. Từ đó, giới thiệu với bạn bè để hiểu biết thêm về nền văn hóa đậm đà bản sắc này. Hiện tại, Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ đang có rất nhiều chương trình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể như: Các bức hoành phi, câu đối, các văn tự Hán nôm đều được dịch ra và bảo quản, lưu trữ, giữ lại cho muôn đời sau. Đồng thời, xây dựng và viết cuốn lịch sử văn hóa, truyền thống để đưa vào các nhà trường giảng dạy cho các thế hệ học sinh hiểu về lịch sử của địa phương”, anh Việt chia sẻ.

Trên thực tế, không chỉ ở xã Hạ Mỗ mà trên địa bàn huyện Đan Phượng, tiềm năng cho phát triển du lịch với truyền thống lịch sử hào hùng là rất lớn. Hiện nay, huyện sở hữu gần 200 di tích lịch sử. Trong đó, có 71 di tích đã được xếp hạng cấp thành phố và quốc gia, tiêu biểu như: Đền thờ danh nhân Tô Hiến Thành ở Hạ Mỗ, chùa Đôi Hồi ở Song Phượng, chùa Tân Hải ở Trung Châu, chùa Già Lê ở Hồng Hà, chùa Chổi ở Liên Hồng…

Ngoài ra, Đan Phượng cũng có nhiều giá trị di sản văn hoá, là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian như: Hát ca trù, hát Chèo tàu, Vật truyền thống, hội thả diều, bơi trải.... Đặc biệt, cũng là nơi với nhiều làng nghề, đặc sản nổi tiếng đã đi vào ca dao xưa, như: “Giò Chèm, rượu Bá, nem Phùng/ Ai chưa thưởng thức xin đừng khoe sang/ Rượu Nếp, Đậu phụ Bá Giang/ Ai chưa thưởng thức, khoe sang xin đừng!”.

Tập trung khai thác có chiến lược

Bên cạnh du lịch về tâm linh, một thế mạnh khác mà huyện Đan Phượng đang sở hữu là khu du lịch sinh thái, ví dụ như tổ hợp vui chơi, giải trí The Phoenix Garden thuộc thị trấn Phùng. Tại The Phoenix Garden, khu vực vườn hoa và ruộng bậc thang hoa cải chính là nét đặc trưng của khu sinh thái Đan Phượng Hà Nội. Đây cũng chính là điểm khiến nơi đây được ví như Đà Lạt thu nhỏ. Bãi cỏ nhân tạo tại đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách cùng gia đình, bạn bè cắm trại, thư giãn, thực hiện các hoạt động vui chơi như team building hoặc ăn uống, nghỉ trưa.

Mới đây, tối 17/4, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định và công bố điểm du lịch xã Hạ Mỗ, điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, từng bước xây dựng Đan Phượng là điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô. Đây cũng chính là bước “khởi động” nhằm đánh thức tiềm năng du lịch tại huyện Đan Phượng.

Đánh giá tiềm năng du lịch Đan Phượng trong bức tranh chung của du lịch Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang khẳng định, Đan Phượng là vùng ven đô đầy tiềm năng của du lịch Hà Nội. Nằm trong định hướng phát triển du lịch đồng bộ cả khu trung tâm và ngoại thành, nếu phát huy được tiềm năng Đan Phượng sẽ là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách Hà Nội cũng như các vùng lân cận, góp phần làm phong phú cho du lịch Thủ đô trong tương lai.

“Tiềm năng du lịch Đan Phượng rất là nhiều. Xu hướng hiện nay của mọi người là đi du lịch theo nhóm nhỏ, du lịch ngắn ngày thì Đan Phượng là một trong những địa điểm hấp dẫn đối với người Hà Nội. Đan Phượng có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh… Trong đó, du lịch trải nghiệm tại các vùng nông thôn, vùng sinh thái đang là xu hướng nổi lên hiện nay”, bà Đặng Hương Giang khẳng định.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay, để phát triển du lịch Đan Phượng, chúng ta phải tập trung khai thác và phải có chiến lược. Có thể trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn nhưng phải có lộ trình để hoàn thiện các sản phẩm, vì quan trọng nhất đối với du lịch là phải có các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện.

“Hiện nay, chúng ta đã có cơ sở vật chất, có tiềm năng. Chúng ta biến nó thành sản phẩm phục vụ du lịch thì đó là một quá trình mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần phải quan tâm để phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn. Với vai trò quản lý nhà nước, chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện về hành lang về cơ hội, về môi trường để các nhà đầu tư phát triển, còn trách nhiệm của doanh nghiệp là xây dựng các sản phẩm bảo đảm chất lượng và mang đến các trải nghiệm thật tốt cho du khách”, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động