“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch

(LĐTĐ) Phát huy lợi thế cạnh tranh, trục phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội gồm các địa phương như Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì... theo quy hoạch chung của Thành phố, tầm nhìn 2030, Hà Nội sẽ phát triển khu vực này thành các chùm đô thị hướng tâm, trong đó lấy du lịch là mũi nhọn đột phá.
Cú hích để phục hồi du lịch Thủ đô Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương Hà Nội tổ chức hội nghị kết nối du lịch với các địa phương

Khơi thông các giá trị

Hà Nội những ngày này đã tràn ngập không khí xuân. Nắng dịu nhẹ dường như giúp xua tan bớt cái giá lạnh, làm bừng sáng những khóm hoa ven Hồ Gươm và trải dài tít tắp mãi tận những vườn hoa bên trục đường Quốc lộ 32. Trời se lạnh, nhưng lòng người lại phấn khởi, ấm áp.

Sắc xuân như căng tràn trên mỗi làng quê. Bữa ấy tôi ghé xã Tam Thuấn (huyện Phúc Thọ), các ngõ, xóm đều được trang hoàng lộng lẫy với cổng chào, câu đối Tết. Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tam Thuấn, hồ hởi bảo, nhờ nghề trồng hoa lâu năm, nhất là trồng hoa ly nên đời sống của bà con nông dân ngày càng được nâng cao. Có những hộ gia đình trồng hoa cho thu lãi lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch
Hồ Tiên Sa thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì.

Hơn hết, điều này cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn xã là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới.

“Kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa trên địa bàn xã là hướng đi phù hợp, qua đó đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp của xã nói riêng và huyện Phúc Thọ nói chung. Thời gian tới, xã sẽ đẩy mạnh phát triển nghề trồng hoa, quy hoạch theo vùng, phát triển trồng hoa theo hướng vừa kinh doanh vừa du lịch”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.

Qua tìm hiểu, nghề trồng hoa ly của xã Tam Thuấn nổi tiếng khắp trong vùng và đang cho thu nhập ổn định hơn so với những vùng trồng hoa khác là nhờ người dân có bí quyết riêng trong việc trồng và chăm sóc hoa. Anh Đỗ Huy Nghĩa (thôn Táo 2), một trong những hộ gia đình đầu tiên trong xã lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, tay vừa thoăn thoắt cắt tỉa từng cành ly, vừa vui vẻ chia sẻ, hoa ly là cây trồng phụ thuộc nhiều về thời tiết, không chịu được khí hậu khắc nghiệt, cần phải che mát bằng lưới để giữ lượng ánh sáng vừa phải.

Ngày thường, giá hoa ly từ 20.000 đến 25.000 đồng/cành, thời điểm Tết Nguyên đán giá hoa tăng lên 40.000 đến 50.000 đồng/cành. Hiện tại, anh đã dồn đất của gia đình vào một khu và thuê của một số hộ liền kề, đầu tư tập trung mở rộng diện tích trồng hoa ly. Đến nay, tổng diện tích đất trồng hoa của gia đình anh là gần 10 mẫu, trong đó đa số là hoa ly (8 mẫu).

Là một trong những nơi tiêu biểu của Sơn Tây mà người dân biết ứng dụng công nghệ cao để biến đất gò đồi trở thành “mỏ vàng” quý, đem lại giá trị kinh tế cao, ông Lê Văn Long - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Mỹ, cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Thanh Mỹ thay đổi rõ rệt, đời sống sinh hoạt của nhân dân được nâng cao, kinh tế dần được phát triển, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được tăng cường bổ sung xây dựng mới, phát triển đồng bộ.

Cách đây hơn một thập niên, sau khi chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô và Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội đi vào cuộc sống, cùng với sự phát triển về kinh tế là nhu cầu bức thiết về hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị. Khu vực phía Tây Bắc của Thủ đô nhanh chóng trở thành điểm hút dòng tiền đầu tư. Các địa phương khu vực này nhanh chóng khoác lên mình “tấm áo” mới năng động, hiện đại. Đi cùng với sự thay đổi về hạ tầng, các khu đô thị dọc trục đường lớn cũng dần hiện diện. Nếu như trước đây khu vực ven trung tâm thường phát triển dự án trung cấp thì gần đây xu hướng lan tỏa của đô thị kéo theo sự xuất hiện của các dự án cao cấp và đại đô thị quy mô được quy hoạch bài bản, tiện ích hoàn chỉnh.

Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và được thị xã lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2022. Điểm nhấn đáng chú ý, xã Thanh Mỹ vốn được mệnh danh là vùng đồi gò của Hà Nội, diện tích đất tại đây vốn chỉ chuyên trồng cây sắn, thế nhưng nay mọi sự đã khác.

Hiện cánh đồng rộng 5ha ở xã Thanh Mỹ được phủ kín màu xanh của lá, sắc hồng cam của hoa sâm Bố Chính. Điểm nhấn đáng chú ý, hiện mô hình được sản xuất theo quy trình hữu cơ; có ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu như: Hệ thống tưới nước tự động và ươm giống. Ước tính cả thu hoa, lá, cành và củ, mỗi héc ta trồng sâm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm…

Tiếp tục ngược lên một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì,tôi đến thủ phủ mai trắng Tản Lĩnh. Ông Phạm Đình Hùng - Chủ tịch UBND xã, chia sẻ, ở Tản Lĩnh, bên cạnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao thì tỷ lệ hộ nghèo tại đây cũng được giảm dần qua các năm.

Cụ thể, năm 2018, Tản Lĩnh có 218 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,95%; năm 2019, có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,3%; năm 2020, còn 73 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,83%. Riêng trong năm 2021, xã Tản Lĩnh còn 34 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,83%. Đáng chú ý, bình quân, các hộ trồng mai trắng nơi đây có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm.

Ở các mô hình thuộc xã Tam Thuấn (huyện Phúc Thọ), Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) hay mạn xa xôi mãi tận chân núi Tản là Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) dù cách thức thực hiện, phát triển kinh tế ít nhiều khác nhau song đều có điểm chung là có những người nông dân chân chất, cần cù đang từng ngày học tập, làm chủ khoa học, kỹ thuật, cải tạo giá trị đất đai, nỗ lực vươn lên làm giàu cả về vật chất và tinh thần, để những vùng quê thay da đổi thịt, để đất quê chuyển mình.

Tạo sức bật để phát triển

Phải khẳng định, ở Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây hay huyện Ba Vì, mỗi vùng đều có những tiềm năng và lợi thế phát triển rất riêng. Tại buổi Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì và Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cũng chỉ ra, Ba Vì có diện tích lớn, chiếm trên 15% diện tích toàn Thành phố. Huyện có nhiều tiềm năng nổi trội, đặc biệt là du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tâm linh... Ngoài ra, huyện cũng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp xanh.

“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch
Hiện quanh vùng này đã có một số sân golf như Đồng Mô… Nếu quy hoạch bài bản, kêu gọi các nhà đầu tư tầm cỡ trong và ngoài nước, tương lai thành trung tâm du lịch của Vùng Thủ đô sẽ không xa.

Đây là những tiềm năng, lợi thế để định hướng phát triển cho huyện sau này. Với những tiềm năng nội tại, giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 26.080 tỷ đồng, bằng 85% so với năm 2020. Thu ngân sách đạt gần 303 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch Thành phố giao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đạt 101% kế hoạch; trong năm, Ba Vì có thêm 16 doanh nghiệp và 125 hộ kinh doanh đăng ký mới; 17 làng nghề trong huyện tiếp tục được khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất…

Huyện cũng đã chỉ đạo đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP năm 2021 đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, nâng tổng số lên 101 sản phẩm. Việc triển khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trên địa bàn đã có 27/31 xã, thị trấn được cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân đạt 91%. Công tác đầu tư xây dựng được chỉ đạo triển khai quyết liệt. Công tác văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, theo ghi nhận, Sơn Tây là đô thị lâu đời, trung tâm của văn hóa xứ Đoài, có bề dày truyền thống lịch sử, có vị trí chiến lược về quân sự, quốc phòng, có lợi thế là đầu mối giao thông. Thị xã còn có lợi thế gắn với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội... Tiềm năng phát triển của thị xã không nhỏ. Với những tiềm năng này, về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất tại Sơn Tây đạt 9,9% (đạt 100% so với kế hoạch).

Thu ngân sách Nhà nước đến ngày 15/11/2021 thực hiện được 341,2 tỷ đồng (bằng 98% kế hoạch Thành phố giao và bằng 74,8% kế hoạch thị xã đề ra). Trong xây dựng nông thôn mới, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và xã Kim Sơn hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2020. Phấn đấu năm 2022, xã Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hiện Sơn Tây đang tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP.

Còn ở huyện Phúc Thọ, do nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp và vành đai xanh của Thủ đô, lại mang trong mình nét trầm tích của lịch sử, nơi giao thoa của nhiều sắc màu văn hóa ven sông Hồng... huyện Phúc Thọ đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch - đặc biệt mới lạ là du lịch nông nghiệp sinh thái. Hiện Phúc Thọ đã có những định hướng phát triển nhất định cho những sản phẩm nông nghiệp như rau muống tiến Vua, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam… Huyện còn khuyến khích người dân xây dựng nhà kiểu truyền thống, với mật độ thấp để bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa xưa cũ.

“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch
Ảnh minh họa.

Sẽ thật thiếu nếu không đề cập tới sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông khu vực cùng với xu hướng sống nghỉ dưỡng ven đô khiến cho phía Tây Bắc Thủ đô trở thành một điểm sáng mới giàu tiềm năng. Theo tìm hiểu, yếu tố đầu tiên khiến cho phía Tây Bắc Hà Nội có được sức bật mạnh mẽ chính là cú hích từ hạ tầng giao thông. Đây là khu vực tập trung nhiều tuyến đường huyết mạch, nối trung tâm Thủ đô như đường Vành đai 4, Tây Thăng Long, Quốc lộ 32…

Theo thiết kế, đường Vành đai 4 là tuyến đường hiện đại với 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị, mặt đường rộng. Tuyến sẽ đóng vai trò là nơi kết nối khu vực Tây Bắc Hà Nội với Thủ đô. Không chỉ vậy, tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ kết nối với khu vực phía Bắc cầu Thăng Long với khu đô thị Sơn Tây, tạo thành một trục di chuyển cực kỳ dễ dàng, thuận tiện…

Ngoài ra, theo quy hoạch chung của Thành phố, tầm nhìn 2030, Hà Nội sẽ phát triển các chùm đô thị hướng tâm trong đó Sơn Tây là 1 mũi phát triển. Cùng với chính sách mở cửa của chính quyền địa phương dành cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… tương lai Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của Quốc gia, là điểm nghỉ dưỡng khu vực phía Tây Bắc Hà Nội.

Trong khí thế tươi vui bên thềm xuân mới, cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, các địa phương khu vực phía Tây Bắc của Thủ đô đã và đang ngày một sạch, đẹp, văn minh, hiện đại hơn. Hơi ấm mùa xuân đã len lỏi đến từng ngôi nhà, từng thôn xóm, làng quê, đọng niềm vui trên gương mặt mỗi người. Xuân mới đang về cũng mang theo những dự định mới, kỳ vọng mới về công cuộc đổi mới nơi ngoại thành.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị tổ chức thu nhận mẫu ADN cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng là thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính để đưa mẫu vào Ngân hàng Gen phục vụ tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ và tri ân tới các gia đình liệt sĩ.
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

(LĐTĐ) Ngày 19/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024. Đồng chí Đinh Trường Thọ, Bí thư Quận ủy, đồng chí Nguyễn Anh Cường, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận và đồng chí Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận chủ trì hội nghị.
Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

(LĐTĐ) Vừa qua, lãnh đạo huyện Thanh Oai đã trao kinh phí từ nguồn xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai, hỗ trợ xây, sửa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Trong không khí tự hào, hân hoan và đầy xúc động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến mang tên “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. Đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là cơ hội quý báu để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, được đắm mình trong dòng chảy lịch sử hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến - Hà Nội.
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

(LĐTĐ) Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các cơ sở Hội, các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao quà cho người dân đang bị ngập lụt do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

(LĐTĐ) Tối 15/9, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.
Xem thêm
Phiên bản di động