Đáp ứng nhu cầu an cư cho người dân
Không khí sạch - Yếu tố quan trọng của không gian sống Giới thượng lưu và những tiêu chuẩn riêng biệt khi lựa chọn không gian sống |
Xác định rõ mục tiêu
Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 (QHC1259), nhà ở khu vực đô thị phấn đấu tăng từ 25,1m2/người lên tối thiểu 30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người. Nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu này, thành phố Hà Nội đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở theo từng giai đoạn trong đó nỗ lực tập trung phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu an cư cũng như cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Giai đoạn 2021 -2025, Hà Nội đặt mục tiêu nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 29,5m2 sàn/người. |
Đến nay, Thành phố đã vượt mục tiêu kế hoạch đề ra trong Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020. Với diện tích nhà ở bình quân đạt 27,25m2/người, tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn Thành phố ước đạt 224,73 triệu m2, tăng thêm 49,67 triệu m2 so với năm 2016. Thành phố đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà đơn sơ; tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố đạt 99,1% (so với mục tiêu 91,2%). Tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đạt khoảng 92%.
Thế nhưng một thực tế tồn tại là cơ cấu sản phẩm nhà ở còn nhiều bất cập. Nếu xét theo từng mô hình thì chỉ có chỉ tiêu về nhà ở thương mại vượt mục tiêu đề ra, đạt gần 20,42 triệu m2 sàn, vượt hơn 1,14 triệu m2 sàn. Nhà ở riêng lẻ cũng tăng nhanh, trong khi với nhà ở xã hội (nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, sinh viên), thành phố đặt mục tiêu phát triển 6,22 triệu m2 nhưng kết quả mới thực hiện 1,25 triệu m2 sàn. Tương tự, với nhà tái định cư, Thành phố đặt mục tiêu phát triển 1,2 triệu m2 sàn nhưng kết quả thực hiện mới đạt 371.000m2.
Nguyên nhân là chính sách phát triển nhà ở xã hội còn bất cập, thiếu đồng bộ. Đơn cử như nguồn vốn ưu đãi gần như chưa được bố trí, trong khi nếu vay thương mại, chi phí xây dựng sẽ rất lớn. Thực tế, so với giai đoạn trước năm 2016, số dự án nhà ở xã hội giảm rất nhiều. Một số dự án đã hoàn thành có vị trí xa trung tâm nên rất khó bán.
Để đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5019/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Thành phố đặt chỉ tiêu phát triển 44 triệu m2 sàn nhà ở giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhà ở xã hội 1,25 triệu m2, nhà ở tái định cư 560.000m2; nhà ở thương mại 19,69 triệu m2; nhà ở riêng lẻ 22,5 triệu m2. Thành phố cũng xác định nâng diện tích nhà ở bình quân toàn Thành phố đạt 29,5m2 sàn/người; tỷ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn tại dự án.
Về giải pháp, theo ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội, bên cạnh rà soát các thủ tục hành chính, Thành phố cũng tiến hành xây dựng các giải pháp và nhóm giải pháp để thực hiện liên quan đến từng lĩnh vực như chính sách đất đai; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; chính sách tài chính - tín dụng và thuế; chính sách phát triển thị trường và quản lý sử dụng nhà ở; khoa học, công nghệ; cải cách thủ tục hành chính... Với các dự án chậm triển khai, Thành phố sẽ thu hồi. Đồng thời cân đối nhu cầu, cơ cấu các loại hình nhà ở phân bổ phù hợp với từng khu vực dân cư, tránh tình trạng tập trung quá cao một loại hình nhà ở trên một khu vực.
Ngăn chặn các hành vi trục lợi
Bên cạnh các giải pháp để phát triển đồng đều các mô hình nhà ở, Hà Nội cũng tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý các hành vi trục lợi đối với mô hình nhà ở xã hội. Trên thực tế, qua rà soát, Thành phố ghi nhận nhiều sai phạm như việc cải tạo đập thông 2 căn hộ để mở rộng diện tích tại Dự án Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở xã hội tại 30 Phạm Văn Đồng (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Ngoài ra, có trường hợp cho ở nhờ, thuê lại hoặc không sử dụng như: Dự án nhà ở xã hội tại ngõ 622 phố Minh Khai có 57 trường hợp không sử dụng; khu nhà ở xã hội tại ô đất CC-1 khu đô thị Quốc Oai có 65 trường hợp; khu nhà ở cho người thu nhập thấp Ecohome 2 có 158 trường hợp; khu nhà ở cho người thu nhập thấp Ecohome 1 có 200 trường hợp...
Từ năm 2016 đến 2020, nhiều dự án nhà ở xã hội được xây dựng tại Khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm), Việt Hưng, Sài Đồng (quận Long Biên), Ngô Thì Nhậm, Kiến Hưng (quận Hà Đông)…, với tổng số 12.659 căn hộ tại 23 dự án được xét duyệt bán, cho thuê, tương đương khoảng hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở, góp phần giải quyết chỗ ở cho hàng chục nghìn gia đình. |
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng này là do các chủ đầu tư dự án, UBND các quận, huyện, nơi có nhà ở xã hội và các bên liên quan chưa thực hiện tốt việc giám sát sử dụng nhà ở xã hội; chưa quan tâm đến việc kiểm tra, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng nhà ở chung cư theo quy định...
Nhằm đẩy mạnh quản lý sử dụng nhà ở xã hội, UBND Thành phố đã ban hành chuyên đề “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025”. Thành phố sẽ thực hiện 5 giải pháp cụ thể nhằm siết chặt quản lý loại hình nhà ở này. Từ việc tăng cường giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; phối hợp giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã nhằm xác định đúng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở... đến việc tăng cường giám sát sử dụng nhà ở xã hội. Công an các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xã hội thông qua quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng để theo dõi những hộ khẩu, nhân khẩu đang cư trú thực tế; nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu gia đình và xác định các trường hợp bán lại, cho thuê lại, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Tăng cường công tác quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì nhà ở xã hội theo quy định và quản lý chất lượng nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là một chủ trương nhân văn, nhằm đáp ứng nguyện vọng cải thiện chỗ ở của những người có thu nhập thấp, có nhu cầu nhà ở. Những vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng, phát triển nhà ở xã hội không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác nhau. Do đó rất cần những chính sách nhất quán từ Trung ương đến địa phương để mô hình này thực sự phát huy tính nhân văn của nó, góp phần xây dựng không gian sống tốt hơn cho người dân. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18