Đau đầu kỳ nghỉ hè “mùa” Covid-19!

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ hè sớm từ ngày 15/5 (sớm hơn 14 ngày so với thời gian năm học quy định). Việc tìm sân chơi cho trẻ trong những ngày hè, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay là vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Giáo viên và phụ huynh học sinh "tiếp sức" bệnh nhân bị cách ly Trại hè STEM online - Giải pháp giáo dục 4.0 cho học sinh phòng dịch Covid-19 trong kỳ nghỉ hè Tăng cường phòng, chống đuối nước cho học sinh dịp hè

Nhiều trăn trở

Dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát với diễn biến phức tạp khiến học sinh được nghỉ hè bất ngờ và gấp gáp. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên nghỉ học ở nhà tránh dịch, nhưng làm thế nào để các em có những ngày nghỉ hè an toàn, bổ ích, không chìm đắm vào không gian mạng và các thiết bị công nghệ là trăn trở của nhiều gia đình.

“Con chán quá mẹ ơi”. Nghe cậu con trai thứ hai năm nay mới 5 tuổi nói đến lần thứ ba, chị Trần Thị Hạnh (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) chỉ còn biết thở dài, vừa ngao ngán, vừa thương con.

“Dù tôi đã mua thêm cho con rất nhiều đồ chơi mới nhưng chỉ chơi được một lúc là con lại kêu chán. Bình thường, con rất thích đi học. Ở trường cả ngày được chơi với các bạn và được tham gia nhiều hoạt động nên con vui lắm. Giờ, cả tháng phải ở nhà, chỉ quanh quẩn với ông bà, không có bạn chơi cùng nên con rất buồn. Nghĩ đến còn mấy tháng hè phía trước và không biết đến khi nào dịch Covid-19 mới ổn hơn để các trường học có thể mở cửa trở lại, tôi lại cảm thấy đau đầu, không biết làm thế nào để con có một mùa hè bổ ích, lý thú và không nhàm chán khi chỉ lủi thủi quẩn quanh trong bốn bức tường” - chị Hạnh chia sẻ.

Đau đầu kỳ nghỉ hè “mùa” Covid-19!
Để giúp con có kỳ nghỉ hè an toàn và bổ ích, các phụ huynh đã tìm nhiều giải pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Ảnh minh họa: P.T

Những năm trước, vợ chồng anh Phạm Tiến Nhiệm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) thường xây dựng kế hoạch nghỉ hè cho con theo từng giai đoạn. Trong đó, thời gian đầu, vợ chồng anh sẽ đưa con đi du lịch ít hôm rồi gửi về quê để con có cơ hội trải nghiệm cuộc sống thực tế ở làng quê, tăng thêm sự kết nối với ông bà, cô dì chú bác. Thời gian còn lại, vợ chồng anh sắp xếp cho con tham gia các lớp học tiếng Anh, học bơi, võ thuật, kỹ năng sống… và cả ôn tập lại kiến thức cũ để chuẩn bị bước vào năm học mới.Thế nhưng, mùa hè năm nay, mọi kế hoạch đều bị xáo trộn và không thể thực hiện.

“Năm nay, khi Thành phố thông báo học sinh được nghỉ hè sớm từ ngày 15/5, con cũng thích nhưng không tỏ ra quá hào hứng như những năm trước bởi dù được nghỉ thì mọi hoạt động cũng chỉ diễn ra tại nhà. Dịch bệnh nên các con không thể đi chơi cũng không thể về quê với ông bà. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ, các con xem tivi, chơi điện thoại, máy tính cả ngày. Nếu dịch bệnh không khả quan hơn, các con phải ở nhà cả ngày sẽ rất chán. Bố mẹ vẫn phải đi làm nên việc phụ thuộc vào game online hay các thiết bị công nghệ là rất lớn” - anh Nhiệm bày tỏ.

Cùng quan điểm với anh Nhiệm, chị Hoàng Thị Vân (phường Việt Hưng, quận Long Biên) cho biết, nghỉ hè, các con không phải học, bố mẹ đi làm không có ai chơi cùng. Cả ngày bắt con ở nhà tự chơi quanh bốn bức tường sẽ rất bí bách, dễ khiến con lạm dụng tivi, các trò chơi điện tử và có cơ hội tiếp xúc với những kênh giải trí kém lành mạnh… Hiện, vợ chồng chị đang rất băn khoăn về việc tìm niềm vui cho con trong kỳ nghỉ hè.

Để kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích

Trong thời gian các con nghỉ hè nhưng lại phải hạn chế ra ngoài do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bài toán khó nhất đặt ra đối với các bậc phụ huynh là làm sao để con không cảm thấy nhàm chán khi ở nhà quá nhiều, đồng thời vẫn duy trì được những thói quen tốt, không chìm đắm vào không gian mạng và các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại, máy tính, ipad... Để làm được điều này, các phụ huynh cần giúp con xác định trong thời gian nghỉ hè con cần làm gì. Phụ huynh nên cùng con thảo luận, xây dựng một lịch sinh hoạt mới, cân bằng và phù hợp, vừa có các hoạt động mang tính tư duy, vừa có các hoạt động vận động thể chất, kết nối xã hội hoặc những việc thể hiện trách nhiệm của bản thân trong gia đình…

Chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, con nghỉ hè ở nhà, mọi kế hoạch đi chơi gia đình cũng bị hủy bỏ. Để con không cảm thấy buồn bã, nhàm chán, có môi trường vui chơi lành mạnh mà vẫn phòng dịch tốt, chị đã vạch ra kế hoạch cụ thể.

Theo đó, hằng ngày, chị đều dành thời gian để giải thích cho con về mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19, đồng thời cùng con chơi, cùng con học tập. Nhân thời gian này, chị cũng bồi dưỡng niềm yêu thích của con với việc đọc sách. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hai mẹ con đều cùng nhau đọc sách, bắt đầu từ những quyển truyện tranh ít chữ đến truyện thiếu nhi ngắn, sách khoa học thiếu nhi... Điều này vừa giúp các con học thêm được những điều mới mẻ, làm kỳ nghỉ hè bớt buồn chán, lại tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Chị Trần Thị An (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã quyết định dành một buổi tối trò chuyện với các con. Cả gia đình cùng lên một bản kế hoạch chi tiết với nhiều hoạt động để khiến những ngày nghỉ hè ở nhà không chán nản và mất tinh thần. Nhân kỳ nghỉ, chị An dạy thêm cho các con cách làm một số công việc nhà, làm một số kế hoạch nho nhỏ mà bình thường không có thời gian thực hiện. Căn hộ chung cư diện tích không quá lớn được tận dụng thành nơi vui chơi, học tập cho hai chị em.

Trong khi đó, chị Cao Thanh Hương (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) lại khuyến khích con tham gia những trò chơi vận động như nhảy dây, tập thể dục hằng ngày... để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, do không có điều kiện bố trí người ở nhà cùng con nên vợ chồng chị đặc biệt lưu ý dạy con các kỹ năng đảm bảo an toàn, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm... Sau mỗi ngày làm việc, vợ chồng chị đều dành thời gian buổi tối để trò chuyện cùng con để biết một ngày ở nhà của con diễn ra như thế nào, dành những lời khen ngợi, phần thưởng để khích lệ khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cũng theo chị Hương, rất khó để tách con khỏi các thiết bị công nghệ nếu cha mẹ không tạo được hoạt động thể chất hay sân chơi cho con trong dịp nghỉ hè này. Bố mẹ không nên ngăn cản hoàn toàn mà nên quản lý thời gian con sử dụng thiết bị công nghệ an toàn và hợp lý./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động