Đấu giá biển số ô tô: Có cần hạn chế quyền tài sản của người sở hữu?

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 7/11, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Các nội dung về mức giá khởi điểm, quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá, phạm vi thực hiện thí điểm, xác định thế nào là “biển số đẹp”... nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu.
Đề xuất người trúng đấu giá biển số đẹp được giữ lại biển số khi bán xe Trình Quốc hội xem xét việc thí điểm đấu giá biển số ô tô tại Kỳ họp thứ 4 Đấu giá biển số xe đẹp: Áp dụng thống nhất một mức giá khởi điểm chung

Thay đổi lớn trong công tác quản lý phương tiện

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) nhất trí cao với việc thí điểm thực hiện quyền cấp, lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Tuy nhiên, đại biểu phân tích, theo dự thảo Nghị quyết, việc cấp biển số xe qua đấu giá sẽ không còn phụ thuộc vào nơi chủ xe có trụ sở hoặc cư trú như quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA.

Như vậy, liệu có khi nào các biển số xe với các đầu số từ 29 đến 33 của thành phố Hà Nội sẽ chủ yếu được gắn trên xe của các địa phương khác? “Đây là thay đổi rất lớn trong công tác quản lý phương tiện hiện nay”, đại biểu nói.

Đấu giá biển số ô tô: Có cần hạn chế quyền tài sản của người sở hữu?
Các đại biểu thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Dẫn báo cáo của Bộ Công an khẳng định việc quy định người dân tham gia đấu giá trên toàn quốc không theo hộ khẩu thường trú là phù hợp, khả thi, đại biểu cho rằng, nếu bảo đảm được yêu cầu về quản lý đúng như nội dung Bộ Công an đã báo cáo thì đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý Nhà nước nói chung, cũng như trong việc chuyển đổi số của Bộ Công an. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ Công an xem xét bỏ quy định về việc phải nộp trả biển số xe đăng ký ô tô khi phương tiện được sang tên hay chuyển địa bàn sang tỉnh, thành phố khác hiện đang được quy định trong Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, nội dung thí điểm được thực hiện trong vòng 3 năm, nhưng hệ quả của chính sách này có tác dụng và ảnh hưởng rất lâu dài, do Nghị quyết đang quy định biển số trúng đấu giá có thể đi theo người trúng đấu giá từ phương tiện này sang phương tiện khác, tối đa có thể kéo dài đến 50, 60 năm sau khi Nghị quyết này đã chấm dứt hiệu lực. Do đó, đại biểu đề nghị cần có quy định giới hạn về thời gian được sử dụng quyền của người trúng đấu giá có thể tối đa là 20 năm hoặc là tương ứng với niên hạn sử dụng của phương tiện được gắn biển số.

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) lại đề nghị quy định rõ thêm điều kiện của xe ô tô thuộc sở hữu của mình được phép đăng ký gắn với biển số xe trúng đấu giá. Ví dụ như phải là xe mới chưa đăng ký hoặc xe đã đăng ký rồi nhưng được chuyển sang biển đã trúng đấu giá. Đồng thời, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nới lỏng quy định theo hướng người được cho, tặng, nhận thừa kế được phép giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác, vì có thể có trường hợp người được bố hoặc mẹ cho, tặng hoặc được nhận thừa kế muốn giữ lại biển số làm kỷ niệm, đăng ký cho xe khác của mình.

Thống nhất một mức giá khởi điểm

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định) cho rằng, Nghị quyết quy định người trên toàn quốc được đấu giá biển số ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên quy định thống nhất một mức giá khởi điểm trên toàn quốc là hợp lý.

Đáng quan tâm, đại biểu đề xuất cách xác định biển số nào là biển số rất đẹp: “Qua quan sát, tôi nhận thấy người dân chia số đẹp thành 2 nhóm, nhóm theo quan niệm dân gian có các số 39, 79, 68 và nhóm các số sắp xếp theo quy tắc khoa học 12121, 88899.

Trong thực tế, nhóm số được đa số người dân yêu thích khi gắn vào ô tô đã giúp giá trị của xe ô tô tăng lên rất nhiều, có xe 800 triệu khi có được biển số 5 số 9 đã bán lại 1,7 tỷ”, đại biểu cho biết.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị bổ sung vào Nghị quyết nhóm số có các chữ số được sắp xếp theo quy tắc khoa học, có số lượng hạn chế trong tổng kho số là những số bắt buộc đấu giá và nhóm số này cũng có giá mức khởi điểm cao hơn.

Cụ thể gồm: Có 5 chữ số giống nhau, có 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối giống nhau; có 5 chữ số tiến đều; có 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối tiến đều; có 3 chữ số đầu tiến đều và 2 chữ số cuối giống nhau; có 2 chữ số cuối lặp lại; chỉ có hai chữ số như 55155; có các số lớn hoặc 2 cặp số cuối đối xứng như 59889; có các số lớn về các số sau bằng hoặc lớn hơn số trước như 56679; có 3 chữ số đầu hoặc ba chữ số cuối giống nhau kết hợp với 2 số còn lại tạo thành 3 chữ số tiến đều hoặc 2 chữ số cuối còn lại giống nhau như 12333, 44455.

“Số lượng của nhóm số này chiếm 2,42% tổng kho số. Những số bắt buộc phải đấu giá này sẽ có mức giá khởi điểm là 200 triệu đồng”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói.

Đề nghị mở rộng quyền định đoạt

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Khánh Hoà) cho rằng, dự thảo Nghị quyết một mặt quy định biển số ô tô là tài sản nhưng lại hạn chế quyền của người đang quản lý tài sản là biển xe ô tô được cấp theo hình thức trúng đấu giá. Ví dụ, người chủ tài sản đối với biển số ô tô trúng đấu giá không được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá, trừ trường hợp chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe.

Phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết sẽ tiếp thu, tổng hợp các nội dung mà các đại biểu và cử tri đóng góp ý kiến về: Tên gọi của nghị quyết; phạm vi thí điểm; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; biển số xe ô tô được đưa ra đấu giá; giá khởi điểm, tiền đặt trước, quản lý và sử dụng tiền thu được qua đấu giá biển số xe ô tô; các hình thức, thủ tục, trình tự đưa ra đấu giá; quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá được nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá; thời gian để thực hiện thí điểm; quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá khi đã kết thúc thí điểm.

“Chúng tôi sẽ tiếp thu những ý kiến này và nghiên cứu rất kỹ lưỡng ý kiến của đại biểu, sẽ có báo cáo với Chính phủ và các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, tiếp thu những ý kiến của các đại biểu Quốc hội và của cử tri để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Quốc hội thông qua theo quy định”, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết.

“Tôi cho rằng, quy định như vậy là mâu thuẫn, nếu đã coi biển số ô tô là tài sản dù là tài sản đặc thù đi chăng nữa thì vẫn là tài sản và phải tuân theo những quy định của Bộ luật Dân sự về tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu tài sản để những quy định trong hệ thống pháp luật được thống nhất”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, biển số xe ô tô cũng như số điện thoại di động là những tài sản nằm trong kho tài nguyên số do Nhà nước quản lý, nhưng số điện thoại di động được coi là tài sản của công dân và có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì tại sao chúng ta lại hạn chế quyền của người trúng đấu giá đối với biển số xe ô tô?

“Tôi đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô để họ có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế cho người khác mà không hạn chế điều này như đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới tại khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan”, đại biểu nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn Vĩnh Long) cho rằng, nên quy định biển số trúng đấu giá là tài sản của cá nhân, người trúng đấu giá có các quyền về tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. “Đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ lý do hạn chế quyền tài sản của người dân sau khi trúng đấu giá là theo quy định của pháp luật nào. Ngoài ra, đề nghị quy định một người trúng đấu giá bao nhiêu biển số để tránh trường hợp đầu cơ; thiết kế các trang web có thông tin trực quan, dễ theo dõi và công khai trên trang web những biển số được đấu giá”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Trịnh Minh Bình thống nhất với giá khởi điểm là 40 triệu đồng/biển số. Về bước giá, đại biểu đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo bước giá là 5 triệu hoặc 10 triệu đồng; phân bổ theo hướng 70% nộp ngân sách Trung ương và 30% ngân sách của địa phương./.

Phương Thảo

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã gây nên sự lãng phí rất lớn; do đó đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí báo cáo Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh để có giải pháp xử lý.
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân

Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản hợp nhất số 4804/VBHN-BLĐTBXH - Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

(LĐTĐ) Tối 11/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024.
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (11/11), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

(LĐTĐ) Chiều 9/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra các vụ án được dư luận quan tâm.
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV

Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV

(LĐTĐ) Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7738-QĐ/TU về việc phân công đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động