Đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là vấn đề cấp bách

Trao đổi với PV Lao động Thủ đô bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, để phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ hiện nay trở thành vấn đề cấp thiết. Đó cũng là một trong 3 đột phá chiến lược mà tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề cập.
Đường Vành đai 4 sẽ tạo động lực để Vùng Thủ đô "cất cánh" Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Đột phá, kết nối và lan tỏa Phát huy tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ phát triển Thủ đô

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ hơn 10 năm trước, với dự kiến hoàn thành trước năm 2020, trong đó, đoạn qua địa bàn Hà Nội hoàn thành trước năm 2018. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do, đến nay dự án mới chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét đầu tư.

Trao đổi với PV Lao động Thủ đô bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, để phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ hiện nay trở thành vấn đề cấp thiết. Đó cũng là một trong 3 đột phá chiến lược mà tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề cập.

Đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là vấn đề cấp bách
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh)

Đặc biệt là trong phát triển kinh tế của đất nước, không có nghĩa là dàn đều, mà phải có những điểm, những cực tăng trưởng. Để có những cực tăng trưởng đó, phải có những chính sách đột phá.

Trong đó, Vùng Thủ đô Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh là hai cực tăng trưởng, đặc biệt là hai đô thị đông dân nhất Việt Nam, có thứ hạng cao trên thế giới, nên việc ưu tiên nguồn lực để đầu tư hạ tầng đồng bộ, khép kín đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội cũng như đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề cấp bách chứ không chỉ là vấn đề cấp thiết.

Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, vì Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là là cửa ngõ giao lưu quốc tế, điểm đến của các nhà đầu tư và du lịch quốc tế, nên đầu tư để đảm bảo được lưu thông hàng hóa, lưu thông đường bộ một cách xuyên suốt là vấn đề cấp bách, cần phải ưu tiên.

Đại biểu Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa cũng cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét chủ trương triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết.

Đại biểu Hà Quốc Trị nhấn mạnh, để khôi phục kinh tế sau đại dịch trong giai đoạn hiện nay cho Thủ đô và Vùng Thủ đô, cần phải có đầu tư hạ tầng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, việc đầu tư những dự án này phải đúng quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, hạn chế lãng phí các nguồn lực xã hội trong quá trình triển khai dự án.

Đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là vấn đề cấp bách
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) nhìn nhận, chủ trương thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết.

Chủ trương thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay là quan điểm của đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình).

Theo đại biểu, trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực khôi phục kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19, các địa phương cần được đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi, trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng. Việc triển khai dự án này sẽ tạo cơ hội phát triển cho Thủ đô và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, nhất là các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh là những địa phương có đường Vành đai 4 đi qua.

Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, dự án lại chiếm một nguồn vốn lớn, nên khi đã được Quốc hội đồng ý chủ trương, được ưu tiên bố trí nguồn vốn thì phải triển khai dự án cẩn trọng, sử dụng nguồn vốn thật sự hiệu quả.

Đây là dự án lớn, có tiến độ thực hiện rất dài, cơ bản hoàn thành vào năm 2026, hoàn thành toàn bộ vào năm 2027, nên việc triển khai thực hiện dự án phải tính toán làm sao đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình; làm sao để công trình khi đi vào sử dụng sẽ phát huy được hiệu quả, không lãng phí nguồn lực đã đầu tư.

Tôi hi vọng rằng, khi hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, thuận lợi hơn sẽ tạo đà cho Thủ đô và các tỉnh trong Vùng Thủ đô nhanh chóng khôi phục và có bước phát triển bứt phá về kinh tế xã hội.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, trong đó qua thành phố Hà Nội 58,2km, tỉnh Hưng Yên 19km, tỉnh Bắc Ninh 25,6km và tuyến nối quốc lộ 18 dài 9,7km. Quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Tuyến đường đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 87.000 tỷ đồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động