Đầu xuân đi lễ Chùa Hà

(LĐTĐ) Cũng như bao ngôi chùa khác trên địa bàn Thủ đô, mỗi dịp Tết đến, Xuân về người dân lại nô nức đến chùa Hà (Cầu Giấy - Hà Nội), song có điểm khác biệt, với chùa Hà các bạn trẻ tìm đến thường đông hơn.
dau xuan di le chua ha Bạn trẻ tìm đến chùa Hà xin "thoát ế" trước ngày lễ tình nhân
dau xuan di le chua ha Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội

Đi lễ chùa đầu năm vốn là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Và với chùa Hà, mỗi lần Xuân về, không ít bạn trẻ lại đến đây với hy vọng cầu được tình yêu đích thực. Đây không phải là hoạt động mê tín, dị đoan mà đã trở thành nét văn hóa được giới trẻ đón nhận, như một khát khao cho một tình yêu đích thực.

dau xuan di le chua ha
Nhiều người trẻ tìm đến chùa Hà cầu duyên với niềm tin về hạnh phúc lứa đôi (Ảnh:K.T)

Có mặt tại chùa Hà cận ngày Lễ tình nhân (Valentine) bạn Nguyễn Anh Thư (18 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) chia sẻ: “Em nghe nói đến chùa Hà cầu duyên rất thiêng, vì vậy em cùng vài người bạn đã đến đây cầu mong trong năm mới mình sẽ gặp may mắn trong chuyện tình cảm”.

Chùa Hà vốn có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà, thuộc thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Cũng như nhiều ngôi chùa cổ quanh vùng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay, chùa Hà vẫn còn mang nhiều tàn tích của nét đẹp cổ xưa.

Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”. Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.

Chùa Hà cũng là một trong những ngôi chùa không có sư trụ trì mà được trông nom bởi người dân trong phường. Ông Vũ Văn Đại – Một người trong Ban quản lý chùa Hà cho biết: “Chùa Hà từ xưa đến nay được coi là một trong những điểm đến thiêng liêng mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Người ta cho rằng, đi lễ chùa Hà đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh mỗi người sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn”.

Cũng theo ông Đại, cả trong sách vở lẫn dân gian đều không lưu truyền một sự tích, câu chuyện nào gắn địa danh chùa Hà với tình duyên đôi lứa. Thế nhưng, chùa Hà vẫn thu hút mọi người tới đây cầu duyên như một thói quen chỉ bởi tiếng lành đồn xa, người ta đến lễ, thấy ứng nghiệm thì truyền tai nhau, người này mách nhỏ người kia, vậy là thành tục lệ.

Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi Chùa này, có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất, Chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà Vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự”.

Thuyết khác lại nói rằng, ngôi Chùa này dựng lên từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) để nhà Vua tỏ lòng biết ơn đối với các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt vì đã phế bỏ Nghi Dân và giúp mình lên ngôi vua (năm 1460). Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675 -1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long.

Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.

dau xuan di le chua ha

Chùa Hà cũng như nhiều ngôi chùa khác ở miền Bắc đều có nhiều ban bệ, mỗi ban lại có một khác biệt trong vật phẩm dâng cúng, linh ứng với một lời khấn nguyện khác nhau: lễ Phật xin bình an, lễ Đức Ông cầu tài lộc, lễ Đức Thánh Hiền xin trí tuệ, học hành giỏi giang, lễ Địa Tạng xin âm phần êm ả, lễ Mẫu xin nhân duyên đẹp lòng. Lễ vật tùy tâm mà bày biện, nhưng mâm lễ xin duyên chẳng thể thiếu hoa hồng, túi muối. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, túi muối thể hiện tình yêu đôi lứa khăng khít, mặn nồng.

Từng gắn bó với chùa Hà hàng chục năm liền, một bà vãi trong chùa chuyện trò rằng, bà đã gặp đủ các câu chuyện về tình duyên. Có người mấy năm liền trong tình trạng “phòng không” nên đến Chùa Hà cầu duyên, thời gian sau có liền, nhiều lần sau đó vẫn đến để tạ ơn. Lại có chị “chắc như đinh đóng cột” rằng mình đã cưới được mấy năm, thường xuyên đến chùa Hà cầu xin cho nên vợ chồng, con cái, sống bao nhiêu năm rất hạnh phúc.

Trong số những người đi chùa Hà, có những người tháng nào cũng đến chùa vài đôi lần. Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Bích (35 tuổi, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) cho biết, chị có thói quen đến chùa Hà đã hơn 10 năm nay. Từ lúc bắt đầu biết yêu, chị đã đến lễ chùa Hà để cầu xin tình yêu được bền chặt. Đến lúc lấy được nhau, chị đến cầu xin vợ chồng sống với nhau đầu bạc răng long. Thế nhưng tình duyên đứt đoạn, khi 2 vợ chồng chia tay, chị vẫn đến chùa để cầu xin đau khổ nhanh qua đi để tìm một hạnh phúc mới.

“Trong cuộc sống, việc gặp gỡ nhau, quý mến nhau, yêu thương nhau, hợp hay tan, căm ghét, giận dỗi nhau, chia tay hay quyến luyến... đều có nhân duyên của nó cả. Tôi cho rằng, đến chùa Hà cầu duyên, ấy là cầu cho an lành, cho những mối nhân duyên đẹp đẽ, những người tử tế, tâm đầu ý hợp mà chúng ta có thể gặp gỡ trong đời chứ không phải xin được “ban”. Bên cạnh đó, việc đi lễ chùa cũng củng cố thêm cho tôi niềm tin, hi vọng vào tình yêu, hạnh phúc”, chị Bích chia sẻ.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…

Tin khác

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 859/TB-UBND về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động