Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện “mục tiêu kép”

(LĐTĐ) Bộ Ngoại giao vừa tổ chức hội nghị trực tuyến Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện mục tiêu kép trong 6 tháng cuối năm 2021. Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức một hội nghị trực tuyến với sự tham gia tất cả 96 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để trao đổi về các biện pháp đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phòng, chống dịch bệnh và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm.
Phát huy tiềm năng của cộng đồng Mê Công - sông Hằng Hiệu quả từ công tác ngoại giao vắc xin Công tác đối ngoại đã góp phần tích cực vào nỗ lực chung của Chính phủ trong thực hiện “mục tiêu kép”

Hội nghị diễn ra một ngày sau Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội khóa XV và Chính phủ đang khẩn trương xây dựng các phương án, tổ chức triển khai Nghị quyết của Quốc hội. Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát huy tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt, đóng góp thiết thực hơn nữa, bám sát vào các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ.

Trong bối cảnh khó khăn chung của khu vực và thế giới, với tác động lan rộng và phức tạp của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao vắc xin và “hiến kế” cho Chính phủ, các Bộ, ngành trong nước về kiểm soát dịch bệnh, tham mưu về các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong nước, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đồng thời làm tốt công tác thông tin truyền thông đối ngoại.

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ thực hiện “mục tiêu kép”
Điểm sáng nhất của ngoại giao kinh tế trong 6 tháng đầu năm là ngoại giao vắc xin, đã góp phần vào kết quả chung của đất nước trong việc vận động và tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin (Ảnh: BNG)

Các đồng chí Đại sứ, Tổng Lãnh sự đã phát biểu khẳng định nhận thức rõ trách nhiệm là đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, trách nhiệm của từng đồng chí đối với đất nước, đối với nhân dân trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép. Các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện cũng chia sẻ cụ thể, đánh giá chi tiết về tình hình và xu thế của dịch bệnh, xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới, các thách thức và vấn đề đặt ra với Việt Nam, để từ đó đề xuất nhiều biện pháp cụ thể để ngành Ngoại giao nói riêng và Chính phủ nói chung đóng góp trong công tác phòng, chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tranh thủ xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh và đánh giá cao các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện đã tham gia và đóng góp nhiều ý kiến thực chất, có tâm huyết và có trách nhiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Bộ trưởng nhấn mạnh, tinh thần chung của Hội nghị là trao đổi, thống nhất các nhiệm vụ và biện pháp cụ thể để cùng đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế nhằm đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho nhiệm vụ thực hiện mục tiêu kép của đất nước trong 6 tháng cuối năm. Bộ trưởng khẳng định, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện đối với nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Về công tác 6 tháng đầu năm, đồng chí Bùi Thanh Sơn đánh giá các cơ quan đại diện đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, gắn chặt với các chỉ đạo của Chính phủ và nhu cầu trong nước. Để đạt được kết quả quan trọng này là nhờ sự đoàn kết, chung sức, nỗ lực của các đơn vị trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhất là các đồng chí Đại sứ, Tổng Lãnh sự.

Bộ trưởng nhấn mạnh, điểm sáng nhất của ngoại giao kinh tế trong 6 tháng đầu năm là ngoại giao vắc xin, đã góp phần vào kết quả chung của đất nước trong việc vận động và tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin mặc dù nhu cầu thực tế trong nước còn rất lớn. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt, từ đối nội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội. Ngoại giao kinh tế cũng đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, từ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ các kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế, duy trì nhập cảnh cho chuyên gia, nhà đầu tư, cho đến lồng ghép nội dung hợp tác kinh tế trong mọi trao đổi, điện đàm cấp cao... Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Ngoại giao cũng đã chủ động, phối hợp xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quan hệ kinh tế với các nước, giới thiệu và kết nối nhiều nhà đầu tư với địa phương và doanh nghiệp Việt Nam.

Về bối cảnh sắp tới, đồng chí Bùi Thanh Sơn cho rằng dịch bệnh sẽ không sớm kết thúc mà đang chuyển sang “trạng thái bình thường mới” với các diễn biến phức tạp hơn nhưng phải khẳng định rằng có vắc xin thì dịch bệnh suy giảm, tạo điều kiện để mở cửa nền kinh tế. Bộ trưởng chỉ đạo, trong 6 tháng cuối năm, các Trưởng Cơ quan đại diện cần thực hiện các nhiệm vụ với phương châm tiếp tục chủ động, sáng tạo trong phát hiện, đề xuất các cơ hội hợp tác. Bộ trưởng nhấn mạnh, mỗi Trưởng Cơ quan đại diện là một tướng lĩnh ở mặt trận, cần phát huy sức sáng tạo phục vụ hai mục tiêu là chống dịch và phát triển kinh tế và trong triển khai cần bám thật sát nhu cầu phát triển trong nước. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng giao các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện cần làm tốt năm nhiệm vụ:

Một là, đẩy mạnh ngoại giao vắc xin theo cả các hình thức viện trợ, bán và chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh nguồn cung trang thiết bị, vật tư y tế. Bộ trưởng chỉ đạo, thuốc điều trị Covid-19 là một phương hướng mới, các Trưởng Cơ quan đại diện cần tìm hiểu cụ thể, thông tin ngay về trong nước.

Hai là, tập trung theo dõi, phát hiện các xu hướng mới trong và sau Covid-19 để thông tin, tham mưu cho Chính phủ trong triển khai các chiến lược, định hướng phát triển đất nước. Chẳng hạn các vấn đề như chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xanh, kinh tế số, phát triển bền vững cần được nghiên cứu sâu hơn và kỹ hơn.

Ba là, mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, nhất là trong bối cảnh 6 tháng cuối năm sẽ diễn ra nhiều hoạt động đối ngoại cấp cao với các nước đối tác. Bộ trưởng đề nghị các cơ quan đại diện sớm rà soát tổng thể, tìm hiểu và chủ động đề xuất các dự án kinh tế cụ thể, mang tính chiến lược trong quan hệ với các đối tác quan trọng và từ đó tổ chức xúc tiến kinh tế đối ngoại thực chất, hiệu quả nhân các chuyến thăm cấp cao.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối địa phương, doanh nghiệp xúc tiến kinh tế đối ngoại thích ứng với bối cảnh Covid-19.

Năm là, trên cơ sở tình hình cụ thể của từng địa bàn, các đồng chí Đại sứ, Tổng Lãnh sự cần chủ động thông tin, tham mưu các kế hoạch, lộ trình nối lại hợp tác kinh tế, đi lại, du lịch giữa Việt Nam với các nước.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Bộ trưởng đề nghị toàn ngành Ngoại giao dồn toàn lực, phát huy tối đa các nguồn lực cho mục tiêu và khát vọng phát triển của đất nước. Bộ trưởng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhân dân trong nước đang tập trung mọi nỗ lực, đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn để thực hiện bằng được mục tiêu kép. Các cán bộ ngoại giao, hơn bao giờ hết, phải dành quyết tâm cao nhất, với tinh thần chủ động, sáng tạo, cần hành động khẩn trương, quyết liệt, đồng hành cùng cả nước trong thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động