Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa

Giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ quận Tây Hồ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, ngoài phát triển kinh tế, quận đã tạo thêm những dấu ấn rõ nét trong phát triển đô thị, phát huy tiềm năng du lịch, nâng chất lượng sống cho người dân. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận đã có cuộc trò chuyện với Báo Lao động Thủ đô những kết quả đạt được, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2021 để xây dựng quận phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch Quận Tây Hồ thu ngân sách ước đạt 132% kế hoạch Quận Tây Hồ: Thực hiện có hiệu quả quản lý đô thị, bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ.

PV: Trong suốt nhiệm kỳ 2015 – 2020, quận Tây Hồ đã đạt được nhiều kết quả xuất sắc. Xin đồng chí chia sẻ rõ hơn về những kết quả nổi bật mà quận Tây Hồ đã đạt được?

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn: Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ quận đã nỗ lực phấn đấu, chủ động, sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, 5 chương trình, 2 kế hoạch công tác toàn khóa, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá và 5 nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển quận giai đoạn 2015 - 2020. Hầu hết chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ Đại hội V đều hoàn thành tốt, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao.

Trong đó, kinh tế của quận tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”; thu ngân sách đạt kết quả cao, tăng gấp 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ; chi ngân sách tập trung cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Từ năm 2017, quận đảm bảo tự cân đối chi thường xuyên ngân sách quận.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường được thực hiện có hiệu quả, bộ mặt đô thị quận ngày càng khang trang, sạch đẹp. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19 đạt kết quả tốt.

Chính trị - xã hội trên địa bàn luôn ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính cấp quận tăng 4 bậc so với đầu nhiệm kỳ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện không ngừng được nâng lên.

PV: Được biết quận Tây Hồ có lợi thế về phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa. Xin đồng chí chia sẻ rõ hơn về thế mạnh đó của quận?

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn: Quận Tây Hồ có diện tích 24 km², có đoạn sông Hồng chảy qua với chiều dài 7,51 km, có khoảng 416 ha đất bãi bồi, bãi giữa sông Hồng, đặc biệt có Hồ Tây - một danh thắng của Thủ đô và cả nước, “lá phổi xanh” của Thành phố, với 527 ha mặt nước hồ Tây với 18,9 km đường dạo xung quanh hồ, kết nối nhiều vùng cảnh quan, di tích và danh thắng. Quận có 71 di tích lịch sử văn hóa, 42 di tích đã xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng như: Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc, Đền Đồng Cổ… Đây là tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển dịch vụ du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Tây Hồ vốn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống cổ xưa như nghề trồng hoa, quất cảnh ở Quảng Bá, Tứ Liên; đào Nhật Tân... và nhiều sản vật nổi tiếng như bánh Tôm Hồ Tây, Bún ốc phủ Tây Hồ, Chè sen Tây Hồ, xôi chè Phú Thượng… Trên địa bàn quận có Công viên nước Hồ Tây, không gian ẩm thực, nghệ thuật đường phố Trịnh Công Sơn và hệ thống các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng...

Trải qua quá trình phát triển, quận Tây Hồ tiếp tục duy trì và gìn giữ, phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất, xây dựng thương hiệu các làng nghề truyền thống được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Bên cạnh các lợi thế về địa lý và truyền thống, quận luôn quan tâm đầu tư tuyên truyền, quảng bá giá trị của các di tích, truyền thống, làng nghề trên địa bàn quận.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa
Quận Tây Hồ có thế mạnh về phát triển dịch vụ du lịch – văn hóa

PV: Từ những thế mạnh đó, xin đồng chí nói rõ hơn về các giải pháp mà quận đã và đang triển khai để đạt mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ phát triển theo định hướng thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô, xây dựng và phát triển đô thị xanh - văn minh - hiện đại?

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn: Việc xác định mục tiêu xây dựng quận phát triển theo định hướng trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa đã được Ban Chấp hành Đảng bộ quận các nhiệm kỳ trước đề ra và triển khai thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch công tác toàn khóa cụ thể. Song song với việc phát triển các dịch vụ du lịch, văn hóa, quận tập trung đầu tư nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị xanh – văn minh – hiện đại.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, quận tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện 06 Chương trình toàn khóa, theo đó để có hệ thống các giải pháp đồng bộ cho phát triển quận thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô, xây dựng và phát triển đô thị xanh – văn minh – hiện đại quận đã chú trọng vào 02 Chương trình cụ thể đó là:

Chương trình 02-CTr/QU về “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế; chú trọng phát triển ngành dịch vụ - du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống của quận giai đoạn 2020 - 2025”: Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ - du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống của quận trong đó quan tâm gìn giữ, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, kết hợp với các đơn vị du lịch, đơn vị kinh doanh trên địa bàn quận để phát triển và hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch Hồ Tây liên kết với điểm du lịch khác trên địa bàn Thành phố.

Quận tập trung xây dựng và triển khai thực hiện 3 Đề án mới: Đề án “Trung tâm thông tin giới thiệu, quảng bá dịch vụ du lịch, văn hóa quận Tây Hồ”; Đề án “Phát triển làng nghề quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch”; Đề án “Điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống - xôi Phú Thượng”…

Chương trình 04-Ctr/QU về “Tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị; thực hiện tốt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng và bảo vệ môi trường trên địa bàn quận giai đoạn 2020 - 2025”:

Quận tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án chỉnh trang đô thị và kế hoạch duy tu hạ tầng đô thị theo phân cấp; duy trì và nhân rộng các tuyến phố theo tiêu chí văn minh đô thị; xây dựng đô thị đồng bộ, hiện đại trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước… Tôi hy vọng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ quận sẽ triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2020 – 2025 được Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI thông qua, xây dựng quận Tây Hồ phát triển theo định hướng thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Hoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động