Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Ban soạn thảo cần đẩy nhanh quá trình xây dựng luật, cùng với việc đưa Nghị quyết số 15-NQ/TW vào cuộc sống, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được làm sớm hơn, đẩy nhanh hơn một kỳ họp, để cùng với Nghị quyết số 15-NQ/TW phát huy tác dụng tốt hơn trong việc tạo cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho phát triển Thủ đô.
Hà Nội: Chủ động phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật

Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển Thủ đô”, nhằm đề xuất chính sách tài chính, ngân sách cho việc sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012.

Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá
Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, sau khi nghe Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Tiến Thiết trình bày đề xuất của Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho rằng, Hà Nội đã có nhiều đề xuất mang tính đột phá về tài chính, ngân sách, có thể thực hiện được ngay, như cơ chế hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể để khuyến khích phát triển thành doanh nghiệp, xử phạt nặng với vi phạm về môi trường...

Theo bà Thủy, Ban soạn thảo nên nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật nhanh hơn một kỳ họp, để đảm bảo Hà Nội có chính sách, cơ chế vượt trội, tăng phân cấp, phân quyền và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền đô thị, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đồng thời, chủ động đề xuất những chính sách nào cần sửa đổi khi Quốc hội sửa đổi các luật liên quan, chứ không “chờ” Luật Thủ đô.

Ủng hộ đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội về việc thực hiện quyền tự chủ tài chính ổn định cho Hà Nội trong thời gian 10 năm, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh phân tích, khi tự chủ tài chính, Hà Nội sẽ khai thác các nguồn thu tiềm năng của Hà Nội. Ông Doanh cũng gợi ý, Hà Nội hiện có 1.332 hợp tác xã, 352.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, Hà Nội cần xem xét tăng số doanh nghiệp tư nhân bằng cách xem xét hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể nâng cấp lên thành doanh nghiệp, từ đó có nguồn thu ổn định từ các doanh nghiệp. Đồng thời, Hà Nội cần tận dụng lợi thế có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu để hợp tác xây dựng một vài doanh nghiệp điển hình để thúc đẩy, hiện đại hóa mạnh mẽ khối doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, bên cạnh mục tiêu cao nhất khi xây dựng chế độ tài chính, ngân sách cho Hà Nội trong Luật Thủ đô là tăng năng lực ngân sách, tạo sự ổn định và tính tập trung về tài chính, tăng sự linh hoạt trong điều hành ngân sách, cần bổ sung mục tiêu rút ngắn thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công. Tiếp tục tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là các ngành, lĩnh vực kinh tế mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao, chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Theo ông Phong, chúng ta có Vùng Thủ đô nhưng Luật Thủ đô hiện hành nhưng chưa có cơ chế nào cho Vùng Thủ đô, vì vậy, việc sửa Luật lần này nên nghiên cứu bổ sung một số cơ chế đặc thù để Hà Nội khẳng định vai trò, phát huy vị thế trung tâm Vùng Thủ đô, tạo lan tỏa trong cả Vùng.

“Tôi đồng tình với việc đề nghị cho phép Hà Nội đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong các lĩnh vực, đặc biệt là mở rộng hơn theo phương thức này với các lĩnh vực cần thiết cho Hà Nội, nhất là trong văn hóa, thể thao, cũng như Hà Nội được phép quyết định mức vốn Nhà nước tối đa 70% trong các dự án này.

Đồng thời, Hà Nội cần được tăng thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn Thành phố, kể cả trong Vùng Thủ đô”, ông Phong nói.

Từ khi có Luật Thủ đô năm 2012 đến nay, vẫn chưa có cơ chế gì đặc biệt để tạo động lực cho Hà Nội là nhìn nhận của nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, GS.TS Đặng Hùng Võ. Theo ông Võ, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có một chương riêng nói về chính sách đất đai đặc thù, đề xuất luôn cả sắc thuế về bất động sản, tạo cơ sở để Hà Nội có nguồn thu từ sử dụng đất.

Tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu từ thuế, phí

Đại diện Phòng quản lý ngân sách địa phương, Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho hay, nguồn thu của Hà Nội hiện đứng thứ 2 cả nước, tương đối bền vững, nhưng cơ cấu thu nặng về đất đai (chiếm 12%), còn các khoản khác còn thấp. Vì vậy, Hà Nội cần tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu từ thuế, phí. Một số ý kiến cũng cho rằng, Hà Nội cần nghiên cứu mở rộng không gian kinh tế, nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ khai thác kinh tế ban đêm ở mức độ cao hơn như cho phép một số địa điểm kinh doanh sau 12 giờ đêm nếu không ảnh hưởng an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục... để tạo thêm các nguồn thu.

Quan tâm đến tính khả thi của các chính sách được đề xuất, ông Lê Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô phải không chồng chéo với các luật khác, và cần có cơ sở pháp lý để thực thi các chính sách đặc thù này như Luật Thủ đô được ưu tiên áp dụng khi có sự khác nhau với luật chuyên ngành.

Cũng theo ông Quân, vấn đề phân cấp, ủy quyền rất quan trọng, ví dụ có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhưng có thể Thành phố lại làm tốt, hoặc thẩm quyền của Thành phố nhưng quận, huyện làm được thì cần được phân cấp, ủy quyền để chủ động thực hiện.

Đồng tình với các ý kiến Thành phố cần chú trọng nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, đây là nguồn thu ổn định, quan trọng và bền vững. Vì vậy, cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, kể cả hỗ trợ về khoa học công nghệ, chuyển đổi số... được đưa vào Luật để Thành phố chủ động hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Tiến Thiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, nhìn chung, Luật Thủ đô năm 2012, Nghị định số 63/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 115/2020/QH14 đã tạo những khuôn khổ pháp lý quan trọng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô, góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố Hà Nội sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lực cho đầu tư phát triển và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố (giai đoạn 2009-2010 là 45%, giai đoạn 2011-2016 là 42%, giai đoạn 2017-2021 giảm còn 35%, năm 2022 giảm còn 32%).

Một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, còn bị ràng buộc bởi các quy định khác của pháp luật liên quan hoặc khi triển khai còn phụ thuộc vào các cơ quan Trung ương nên Thành phố không chủ động được trong công tác xây dựng kế hoạch như: Chưa dự báo được khoản thu từ bán tài sản công của các cơ quan, đơn vị Trung ương do phụ thuộc vào tiến độ, kết quả bán tài sản công gắn liền trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố; nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong giai đoạn vừa qua còn rất hạn hẹp, chưa đảm bảo chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô…/.

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao việc Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố tổ chức Hội thảo. Đây là cơ hội để Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và các sở, ban, ngành Thành phố cùng thảo luận để xem xét, đánh giá thực trạng thi hành Luật Thủ đô và pháp luật có liên quan, chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập từ thực tiễn. Từ đó, củng cố cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận trong việc kiến nghị, đề xuất các giải pháp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động