Để Ca trù sớm thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp
Ca trù Việt Nam được vinh danh trên Google | |
Người giáo viên “giữ lửa” ca trù đất Chanh Thôn |
Ca trù là di sản được thế giới quan tâm
Vào lúc 0 giờ đêm 23/2, Google đã đưa hình ảnh minh họa một chầu hát Ca trù của Việt Nam lên tính năng Google Doodle. Động thái của Google nhân ngày giỗ nghiệp Ca trù (23/2) đã khiến nhiều người hy vọng sẽ thức tỉnh thế hệ ngày nay quan tâm đến Ca trù và có những biện pháp tích cực bảo vệ di sản “vàng” của văn hóa Việt.
Tính năng Google Doodle đăng hình ảnh Ca trù cùng bản giới thiệu bằng tiếng Anh. |
Tại tính năng Doodle, google đã có bản giới thiệu về nghệ thuật Ca trù như sau: “Hôm nay, Doodle đăng tải hình ảnh được minh họa bởi họa sĩ Xuân Lê nhân kỷ niệm Ngày giỗ nghiệp Ca trù để tôn vinh thể loại nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam. Ca trù có nguồn gốc từ thế kỷ XI, phong cách mang nhiều nét giống nghi lễ Geisha của Nhật Bản và các màn trình diễn Opera. Ban đầu, Ca trù được xem là thú vui giải trí cho giới quý tộc trong hoàng cung, sau đó, đi vào không gian văn hóa chung của Hà Nội thời hiện đại”.
Google cũng cho biết, “Ca trù được biểu diễn tại các lễ hội hàng năm ở Việt Nam. Gần đây, Ca trù đang được hồi sinh bởi nỗ lực của các tổ chức nhà nước Việt Nam và các cơ quan quốc tế. Bảo tồn Ca trù rất khó khăn bởi đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống truyền miệng, được kế cận bởi các học viên ưu tú, truyền cho thế hệ kế tiếp sau nhiều năm nghiên cứu. Ca trù có bản chất lịch sử quý giá và khó khăn trong việc bảo vệ, Unesco đã tận tâm bảo vệ di sản này và ghi danh Ca trù vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể năm 2009”.
Trước đây, Hội đồng thẩm định di sản của Unesco cũng đánh giá, Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật của nó đối với văn hóa Việt Nam.
Theo các nghệ nhân dân gian, Ca trù có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu. Từ Ca trù một thể thơ độc đáo đã ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về âm nhạc, ba loại nhạc cụ là đàn đáy, phách và trống, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của Ca trù, góp phần đưa Ca trù trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như Ca trù.
Hà Nội nỗ lực bảo vệ Ca trù
Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Từ khi được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, thành phố Hà Nội đã có động thái tích cực giúp di sản Ca trù không những được “hồi sinh” mà còn được bảo tồn một cách bền vững. Bên cạnh chú trọng truyền dạy lớp trẻ kế cận, thành phố Hà Nội đang tích cực tổ chức thực hành Ca trù nhằm làm mới loại hình nghệ thuật truyền thống này để Ca trù mang hơi thở cuộc sống đương đại và đến gần hơn với công chúng.
Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. |
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trước khi Unesco vinh danh Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009, Hà Nội là một trong những địa điểm phục hồi Ca trù sớm nhất và đến nay Ca trù tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy giá trị, trong đó không thể không kể đến vai trò của cơ sở hết sức quan trọng.
Hà Nội hiện có 14 câu lạc bộ và nhóm Ca trù đang hoạt động, với hơn 50 người có khả năng truyền dạy, hơn 220 người thực hành. Hiện cũng có hàng trăm người theo học và còn giữ được hơn 30 thể cách, điệu múa cổ. Tuy nhiên, để đào tạo được một ca nương biểu diễn phục vụ người dân Thủ đô và khách du lịch đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Để trở thành một đào nương chính thức, người ca nương phải trải qua một đợt tuyển chọn với rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe: Giọng hát phải hay, có năng khiếu về thẩm âm, gõ phách, có sự hiểu biết về âm nhạc, thơ văn, lòng đam mê nghệ thuật và đặc biệt là tính kiên trì học hỏi…
Vẫn biết Ca trù là một loại hình ca nhạc vừa dân gian, vừa bác học, việc bảo tồn và đưa Ca trù đến gần hơn với công chúng đòi hỏi các ngành chức năng, chính quyền địa phương tại cơ sở tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá đưa Ca trù vào các tuyến, các điểm du lịch của Thủ đô. Bên cạnh đó, các nghệ nhân tâm huyết cùng với câu lạc bộ, nhóm Ca trù là những cầu nối truyền tải cái hay, độc đáo của Ca trù đến với người hâm mộ.
Sau gần 11 năm được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể, đến nay Ca trù đã có bước phát triển đáng kể. Trong đó Hà Nội là điểm sáng về bảo tồn Ca trù. Ca trù Hà Nội đang dẫn đầu về mặt tổ chức, nghiên cứu và số nghệ nhân tài năng. Số câu lạc bộ cũng tăng theo thời gian, cùng với đó là đội ngũ được trẻ hóa, đưa Ca trù ngấm sâu vào tiềm thức người dân Thủ đô và du khách.
Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Sở đang tích cực đẩy mạnh hoàn thiện kế hoạch đến năm 2020, tất cả các thôn đều có nhà sinh hoạt văn hóa. Cùng với đó, Sở sẽ đưa Ca trù biểu diễn phổ biến hơn tại các không gian văn hóa để người dân trong và ngoài nước biết đến di sản văn hóa phi vật thể này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội
Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin
Tin khác
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 14/11/2024 18:19
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Văn hóa 14/11/2024 09:47
Đông về nhớ vị muối quê
Văn hóa 14/11/2024 07:31
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Văn hóa 12/11/2024 20:13
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Xã hội 11/11/2024 21:12
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Văn hóa 10/11/2024 16:00
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Văn hóa 10/11/2024 15:18
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Văn hóa 09/11/2024 22:39
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam
Văn hóa 09/11/2024 19:29
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Văn hóa 07/11/2024 22:53