Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế là để kiến tạo cho sự phát triển Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật |
Chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn chậm
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dành nhiều thời gian chỉ đạo sát sao, thường xuyên, trực tiếp và cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Từ tháng 10/2021 đến nay, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến 24 đề nghị xây dựng và 19 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Trong năm 2022, Chính phủ đã tổ chức 05 Phiên họp chuyên đề để xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Quy trình cho ý kiến thông qua các dự án, dự thảo được Chính phủ xem xét chặt chẽ hơn. Các dự án, dự thảo được các bộ chuẩn bị kỹ lưỡng, có dự thảo văn bản quy định chi tiết kèm theo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn tồn tại hạn chế như tình trạng xin lùi thời hạn trình hoặc chưa thực sự đảm bảo chất lượng…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Quốc hội) |
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, công tác xây dựng pháp luật đã gắn kết hơn với công tác thi hành pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, góp phần tích cực vào việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định, đưa luật nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn chậm...
Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với những kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết năm 2022 đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ.
Đồng thời đánh giá cao kết quả ở một số nội dung trọng tâm như: Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, trở thành công tác trọng tâm, thường xuyên với nhiều đổi mới, sáng tạo hiệu quả.
Công tác xây dựng, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được các cơ quan, Bộ, ban, ngành quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện với nhiều phương thức, hình thức đổi mới, sáng tạo;...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Quốc hội) |
Cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ, Ủy ban thẩm tra đồng thời đề nghị quan tâm, làm rõ thêm nguyên nhân và giải pháp khắc phục đối với một số hạn chế, bất cập. Cụ thể như đến nay còn 11/70 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn nợ chưa ban hành, so với năm 2021, việc nợ ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực tăng mặc dù số văn bản cần ban hành ít hơn so với cùng kỳ năm trước.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương
Cho ý kiến tại phiên họp, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, đồng thời cho rằng, Chính phủ đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về xây dựng và tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật, đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội...
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đặc biệt là Bộ Tư pháp đã đạt được trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Cơ bản đồng tình với nhiều nội dung tại Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc hoàn thiện Báo cáo thi hành thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần rà soát, nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến thảo luận tại phiên họp cũng như ý kiến của cơ quan thẩm tra để làm rõ giải pháp nhằm tháo gỡ một số vướng mắc, tồn tại hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng hơn nguyên nhân, nêu giải pháp cụ thể đối với tồn tại trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian qua.
Đồng thời, lưu ý cần tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo bảm tiến độ các luật, nghị quyết trình Quốc hội; Chính phủ quan tâm tổ chức tốt ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đảm bảo ý nghĩa thiết thực…
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan tiếp tục xác định việc triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án Định hướng, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2022 và năm 2023 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung nguồn lực hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm chất lượng và tiến độ,…
Bên cạnh đó, hết sức coi trọng công tác thể chế hóa triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả chủ trương của Đảng về chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”; lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; hoàn thành sớm văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng, khắc phục triệt để tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang
Tin khác
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn
Tin mới 09/11/2024 18:17
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV
Tin mới 09/11/2024 10:44
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Tin mới 08/11/2024 16:52
Thủ tướng phê bình 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp
Tin mới 08/11/2024 09:39
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin mới 07/11/2024 21:44
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 07/11/2024 21:42
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 07/11/2024 15:33
TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN
Tin mới 07/11/2024 15:13
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài
Tin mới 07/11/2024 14:41
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8
Tin mới 07/11/2024 13:57