Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang
Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa |
Kỳ 1: Biến di sản thành “tài sản” hữu hình
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Theo các chuyên gia, hướng đi này hoàn toàn có cơ sở dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên di sản đồ sộ và phong phú của Thủ đô. Nếu chọn đúng thế mạnh, đúng hướng đi, thì Hà Nội vừa có thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa biến di sản trở thành một “tài sản” cho hậu thế.
Tạo dấu ấn “di sản” hè phố, tại sao không?
Ngoài những di sản là các công trình tôn giáo, văn hóa, lịch sử; di sản mà cha ông để lại, thì những nét sinh hoạt văn hóa của người dân Thủ đô suốt bao thập kỷ qua cũng là một loại hình di sản. Ví như “văn hóa vỉa hè”. Phải công nhận, “văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng, rất quyến rũ mà không đâu có được. Nhưng tiếc thay, trong cách hành xử với “văn hóa vỉa hè”, văn hóa đường phố, chúng ta đang bị xung đột bởi xây dựng thành phố văn minh gắn với trật tự đô thị và muốn phát triển kinh tế đêm, từ trung tâm là “văn hóa vỉa hè” (ẩm thực vỉa hè).
Chính vì thế, là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, người có một tình yêu đặc biệt với Hà Nội, ông Martín Rama đã đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị. Ông Martín Rama cho rằng Hà Nội cần trở thành một thành phố toàn cầu, có cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, kết nối với thế giới và sôi động với sự sáng tạo. Hơn ai hết, ông luôn tin tưởng tất cả những điều này có thể thực hiện được mà không làm mất đi những nét đặc sắc, tinh tế và đáng yêu của nơi này.
“Văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng. Không riêng gì người Hà Nội, du khách phương xa khi đặt chân đến Hà Nội đều thích thú với nét văn hóa độc đáo này. (Ảnh: Hà Phong) |
Năm 2014, ông Martín Rama được nhiều người Việt Nam biết tới với cuốn sách “Hà Nội, một chốn rong chơi”. Cuốn sách sau đó đã đạt Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Giờ đây, sau gần một thập kỷ, ông Martín Rama tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai viết về Hà Nội với tựa đề được lấy từ chính tên của giải thưởng: “Vì tình yêu Hà Nội”. Ông Martín Rama cho biết, cuốn sách lần này thêm một bước “hiện thực hóa” tình yêu Hà Nội thông qua đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị.
Gắn bó với Hà Nội từ đầu những năm 2000, Martín Rama chia sẻ rằng, ông yêu thích vẻ đẹp, sức sống riêng của thành phố này và thường gọi bằng cái tên thân thương: Nàng. Ông nhận thấy, Hà Nội có một bộ sưu tập các phong cách kiến trúc đặc sắc. Đó là hàng loạt những ngôi chùa truyền thống, khu tập thể, văn phòng và biệt thự Pháp cổ, tới các công trình kiểu Xô Viết,… “Không chỉ về kiến trúc, Hà Nội còn rất đặc biệt bởi đời sống xã hội. Có lẽ vì không gian trong nhà quá hạn chế nên nhiều tương tác của người dân được diễn ra ngoài trời. Hà Nội có một nền “văn hóa vỉa hè” phong phú, mọi người ăn uống, giao lưu, kiếm sống, hẹn hò… ở ngoài đường”, ông Martín Rama nói.
Ông Martín Rama nhận định: “Không phải ngẫu nhiên mà người nước ngoài yêu Hà Nội đến thế. Nó không chỉ là một thành phố đẹp như tranh vẽ hay một giấc mơ của các nhiếp ảnh gia, nó là một thành phố đầy cảm xúc”. Với công việc của mình, ông được đi đến nhiều nơi trên khắp thế giới và nhận thấy nhiều thành phố ở các quốc gia đang phát triển nhanh chóng, gần như tương tự nhau, “giống những loại thuốc không có thương hiệu, dù chúng có thể hiệu quả nhưng hầu như không có đặc điểm nào để phân biệt”. Tuy nhiên, ông cho rằng Hà Nội là một ngoại lệ: “Nàng thật đặc biệt”!
“Sau hai thập kỷ, tôi vẫn không hết ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc Pháp, bởi những mặt hồ và những hàng cây, bởi sức sống văn hóa và đời sống vỉa hè sôi động của Nàng”, Martín Rama chia sẻ. Tuy nhiên, ông cũng lo lắng bản sắc và vẻ duyên dáng của thành phố đang dần biến mất do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra quá nhanh chóng.
Tránh “bảo tàng hóa” di sản
Tình yêu Martín Rama dành cho Hà Nội rất đặc biệt. Ông không nuối tiếc dĩ vãng, càng không cố gắng đưa thành phố trở lại dáng vẻ trong quá khứ, ông trân trọng Hà Nội trong từng khoảnh khắc hiện tại và cả trong những dự định tương lai. Martín Rama cho rằng: “Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều”.
Ông Martín Rama (trái) chia sẻ những ý tưởng về bảo tồn di sản và phát triển đô thị trong buổi tọa đàm ra mắt sách mới. (Ảnh: Anh Vũ) |
Theo ông Martín Rama, “thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn... cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”.
Ông Martín Rama cũng cho rằng, bảo tồn di sản có lẽ là cách hứa hẹn nhất để gìn giữ cá tính độc đáo của Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ là một thách thức để xác định đúng đối tượng cần được bảo tồn. Điều mọi người hay nghĩ tới là những công trình nổi bật bởi kiến trúc độc đáo hoặc bởi những sự kiện quan trọng đã diễn ra ở đó, và tất nhiên việc bảo vệ những công trình như vậy là xác đáng. Điển hình như việc tất cả chúng ta đều cảm thấy biết ơn vì Văn Miếu hay Nhà hát Lớn được khôi phục lại vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu.
“Tuy nhiên, Hà Nội có hàng trăm nghìn công trình như thế và do đó, cách tiếp cận bảo tồn di sản giống như bảo tàng, cho dù có quyết tâm đến đâu thì cũng khó tạo ra sự khác biệt trong tổng thể. Hơn nữa, các công trình nổi bật này cũng chỉ là một phần của tính cách thành phố”, ông Martín Rama nhận định.
Hà Nội còn đặc biệt bởi những bức tường sơn vàng, những khu vườn trên ban công, những quán ăn vỉa hè, hàng cây lãng mạn... Tuy nhiên, không một đặc điểm nào trong số này có tầm quan trọng đặc biệt về kiến trúc hay lịch sử và do đó không cái nào chính thức được coi là di sản, theo định nghĩa vốn có của từ này.
Từ quan điểm kinh tế học, ông Martín Rama cho rằng: “Những đặc điểm đáng được bảo tồn của thành phố là những đặc điểm giúp tăng giá trị cho thành phố đó. Cư dân cảm thấy hài lòng hơn khi sống ở nơi đây, đất nền đô thị cũng có giá trị hơn. Và điều đó cũng xảy ra khi các học giả tài năng, doanh nhân và nghệ sĩ cảm thấy muốn chuyển đến với Nàng hơn”.
Bảo tồn di sản cần chú ý đến những đặc điểm làm nên nét đặc trưng của Hà Nội và đưa ra những mô hình khả thi về mặt tài chính, có lợi nhuận cao hơn so với việc phá dỡ để xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm mua sắm. Khi mô hình kết hợp phát triển với bảo tồn có lợi cho cả nhà đầu tư tư nhân và cộng đồng được thực hiện sẽ chứng minh rằng có cách khác tốt hơn để nâng cấp đô thị nhưng vẫn giữ nét quyến rũ của Hà Nội. “Bằng cách nhìn xa hơn những lợi ích ngắn hạn, các chính sách đô thị sáng tạo có thể làm cho Hà Nội trở nên đáng sống và thịnh vượng”, ông Martín Rama bày tỏ.
“Hà Nội là vùng tài nguyên di sản giàu có nhất, đa dạng nhất của quốc gia. Nội hàm của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa mà Chính phủ đã xác định trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đều liên quan đến di sản văn hóa. Di sản văn hóa là nguồn vốn, là tài nguyên, là chất liệu, là đề tài, là nguồn cảm hứng, là chủ thể… cho các ngành công nghiệp văn hóa. Với kho tàng di sản phong phú của mình, Hà Nội cần tập trung phát triển công nghiệp văn hóa từ vốn di sản. Để làm được điều này, thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; chú trọng nhân tố con người trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản; cần xây dựng quy tắc đạo đức trong việc sử dụng di sản văn hóa trong kinh tế, xã hội hóa quản lý khai thác di sản, di tích với nội dung mà các công ước quốc tế, luật pháp Việt Nam quy định nhất là vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, quyền/lợi ích của chủ thể văn hóa (cộng đồng)...”. (Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) |
(Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới)
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46