Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”
Vẫn thiếu những “cứu cánh” hiệu quả Thu nhập của người lao động trên toàn thế giới bị sụt giảm “khổng lồ” vì Covid Tăng cường bảo vệ lực lượng lao động phi chính thức |
Tham dự tọa đàm có: PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng; ông Đỗ Ngọc Thọ - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Hà Nội; GS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị thông tin, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có tổng số hơn 33 triệu lao động phi chính thức, trong đó chỉ 0,2% được đóng bảo hiểm bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào, dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.
Lao động khu vực phi chính thức chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức lại giữ vai trò hết sức quan trọng; có thể nói là một lực lượng lớn đang đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
“Chúng tôi mong muốn các diễn giả tham dự buổi tọa đàm nêu ra được những vấn đề cốt yếu, gợi ra những thông tin về bức tranh lao động trong khu vực phi chính thức khi tham gia bảo hiểm xã tự nguyện, đặc biệt là những khó khăn, trở ngại khiến người lao động ở khu vực phi chính thức gặp phải; cũng như đề xuất các giải pháp, khuyến nghị trong việc sửa đổi chính sách, để tới đây có thêm nhiều người lao động ở khu vực phi chính thức được tiếp cận hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện, đảm bảo về chính sách an sinh xã hội cho đến khi hết tuổi lao động. Hy vọng, những khuyến nghị trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói trong quá trình các cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)", ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.
Các chuyên gia, khách mời thảo luận tại buổi tọa đàm. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) Tạ Việt Anh cho biết, hiện nay, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã cụ thể hóa quy định các nội dung lớn như: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng theo định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu...
Ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh, buổi tọa đàm được diễn ra trước thềm Quốc hội chuẩn bị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Vì thế, những nội dung các diễn giả nêu ra, đặc biệt là những khuyến nghị để sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để các cơ quan chức năng, các đại biểu Quốc hội tham khảo nhằm có quyết định thấu đáo trước khi bấm nút thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ban Tổ chức kỳ vọng những khuyến nghị trong buổi tọa đàm này sẽ góp thêm tiếng nói trong quá trình các cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Quang cảnh buổi tọa đàm. |
Tại toạ đàm, các khách mời đã trao đổi về các vấn đề: Bức tranh toàn cảnh về người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; những khó khăn, trở ngại, nguyên nhân khiến nhiều người lao động ở khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyện chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn; chế tài xử lý mạnh tay các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi của người lao động; những điểm mới có tính chất đột phá, hấp dẫn, bảo vệ lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện…
Các đại biểu thống nhất quan điểm, để phát triển tốt hơn nữa số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là ban hành những quy định bổ sung chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như: Có hệ thống giải pháp đồng bộ, thay vì chỉ trông chờ vào việc Nhà nước tăng mức hỗ trợ, để hấp dẫn người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đặc biệt, cần cân nhắc việc thiết kế các gói bảo hiểm xã hội ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động khu vực phi chính thức…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40