Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số

Công nghệ số đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, khi cơ giới hóa, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế nhiều loại công việc của con người. Để không bị rớt khỏi guồng quay này, người lao động cần trang bị thêm kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu công việc và “chuyển mình” cùng doanh nghiệp trong thời đại số hóa.
Định hình kinh tế báo chí kỷ nguyên số Nâng cao nhận thức về vai trò của việc tự học trong kỷ nguyên số

Mối “nguy cơ” bị “thế chỗ”

Khi máy móc “thế chỗ”, thì vai trò của con người là thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo hoặc các yếu tố mà trí thông minh nhân tạo chưa đạt được.

Thay đổi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của công nghệ 4.0 là máy móc sẽ thay thế con người trong khâu sản xuất. Nếu như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hệ thống tự động hóa chỉ có thể làm những công việc nặng như khuân vác, lắp ráp những bộ phận lớn, nặng nề thì giờ đây, máy móc có thể được lập trình để hoàn thành các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo như bàn tay con người.

Hơn nữa, máy móc hoạt động vô cùng chính xác theo những gì được lập trình. Ví dụ như, nếu quy định độ dài sản phẩm là 10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào. Như vậy, áp dụng công nghệ 4.0 giúp sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng đồng đều và chính xác. Đây là điều rất khó thực hiện được bởi sai số do con người là lớn hơn nhiều.

Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số
Ảnh minh họa.

Có thể thấy rõ, hiện nay có rất nhiều người khởi nghiệp từ nghề truyền thống, nhưng không theo cách truyền thống - đó là thuê nhân công làm sản phẩm. Họ dùng máy móc để tạo ra những sản phẩm truyền thống đẹp mắt, chính xác. Khái niệm “handmade” có một thời gian được ưa chuộng, nhưng trong thực tế, những sản phẩm làm bằng tay từ những người lao động đã “ngốn” gần hết vốn liếng của các nhà khởi nghiệp.

Tính chính xác của máy móc cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát mọi chi tiết của sản phẩm.Chủ doanh nghiệp sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư thừa các chi tiết, tạo ra những sản phẩm sai lỗi và không thể sử dụng được. Không dừng lại ở đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh chi tiết sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản.

Khi thay thế nguồn lực con người bằng máy móc và công nghệ, về lâu dài, nhà sản xuất có thể giảm được nhiều chi phí vận hành, cũng như làm giảm giá thành sản phẩm. Một robot có thể làm được khối lượng công việc của nhiều người cộng lại và làm việc với công suất cao.

Máy móc hiển nhiên có sức bền cao hơn con người. Các robot và máy tính có thể hoạt động hàng giờ liên tục không ngừng nghỉ, có thể làm việc trong lúc con người đi ngủ.Và robot cũng mắc ít sai lầm hơn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng không cần trả các khoản phí bảo hiểm lao động, tiền thường hoặc tiền bồi dưỡng lao động. Họ chỉ cần phí duy trì, bảo trì máy móc mà thôi.

Đặc biệt hơn nữa, các công việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ đảm nhiệm thay cho con người.Máy móc có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc áp suất thấp, hoặc các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc địa hình hiểm trở. Trên thực tế, hiện nay, công việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ đã được giao toàn bộ cho robot điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho con người.

Làm gì để không bị công nghệ chơi “knock out”?

Vậy, người lao động phải làm gì để vượt qua thử thách thời công nghệ số mà không bị máy móc chơi một cú “knock out” ngay tại chỗ?

Các chuyên gia cho rằng, đối với người lao động, nhận thức và cập nhật những kỹ năng hội nhập sẽ tạo một lợi thế bền vững cho sự nghiệp của bản thân khi ngành công nghiệp số sẵn sàng dùng máy móc thay thế con người. Người lao động phải tinh nhuệ, linh hoạt, sáng tạo, có tư duy hệ thống và biết cách “giải mã” thông tin.

Những người có kỹ năng “giải mã” tốt sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng đương đầu với các vấn đề mới vốn khó xác định trong một hệ thống công nghệ phức tạp. Số lượng lao động có kỹ năng phân tích, tư duy hệ thống và chuẩn hóa quy trình sẽ có cơ hội tham gia nhiều hơn

Ngày nay, hành vi của khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và luôn đòi hỏi những trải nghiệm thú vị trên nền tảng công nghệ. Với những thay đổi về nhu cầu kinh doanh nhằm phục vụ các “thượng đế” một cách tốt nhất, doanh nghiệp đòi hỏi một lực lượng lao động tinh nhuệ phản ứng thật nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, sẵn sàng ứng biến, đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm, quy trình với những công nghệ từ tương lai. Bởi vậy, người lao động lập tức phải chuyển mình để nâng cao tính cạnh tranh trước sự ma sát không nhỏ của chuyển động 4.0.

Bên cạnh đó, người lao động phải có sự linh hoạt trong tư duy phản biện, nhạy cảm với vấn đề và sáng tạo trong các giải pháp. Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cá nhân có khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, xây dựng mối quan hệ bền vững trong và ngoài tổ chức. Người lao động có thể hoàn thiện kỹ năng làm việc đa văn hóa, đa quốc gia của mình càng sớm càng tốt thông qua rèn luyện vốn ngoại ngữ, các hoạt động giao lưu, chương trình công tác và đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, kịp thời chuẩn bị tâm thế cho các yêu cầu quốc tế hóa của tổ chức.

Với xu hướng sáp nhập mở rộng và quốc tế hóa mạnh mẽ sẽ dễ dàng nhận ra sự cần thiết của các bộ não có tư duy hệ thống. Kỹ năng này cho phép một cá nhân tái thiết lập sơ đồ và quy cách vận hành, xử lý công việc của bản thân, một bộ phận hay toàn công ty ở cấp quản lý theo định hướng phát triển mới, đồng thời quản lý được các rủi ro tiềm tàng.

Đặc biệt, với bối cảnh công nghệ hóa, tư duy hệ thống ngày càng trở thành một kỹ năng giúp “nâng giá” năng lực của các cá nhân. Người lao động cần biết kiên nhẫn trong quá trình học hỏi để đáp ứng lộ trình nghề nghiệp dài hơi của doanh nghiệp.

Và cuối cùng, thời đại công nghệ số không chỉ là một giai đoạn của sự thay đổi, mà còn là một cơ hội để xã hội hiện đại hóa và phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng triệt hạt những cơ hội này, chúng ta cần đối mặt với những thách thức và thích ứng với sự biến động nhanh chóng của công nghệ. Sự hiểu biết, giáo dục liên tục, linh hoạt, và sẵn sàng thí nghiệm là chìa khóa để tạo ra một tương lai mà thời đại công nghệ số mang lại là những cơ hội đầy triển vọng và bền vững.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn) đã khẳng định là điểm sáng trong xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp và chăm lo toàn diện cho đời sống người lao động.

Tin khác

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của hạ tầng thông tin trong công cuộc chuyển đổi số và đặc biệt là việc thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số", trang bị kỹ năng số cho toàn dân, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt hệ thống wifi miễn phí tại khu vực công cộng, vườn hoa, sân chơi, những nơi tập trung đông người dân
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Với phong trào “Bình dân học vụ số” thành phố Hà Nội đang triển khai, chuyển đổi số không còn là những vấn đề xa vời, mà đã và đang lan tỏa tới từng ngõ, từng nhà. Qua đó nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số tại Hà Nội 2025 do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện và đối phó trực diện với nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi và trở thành nền kinh tế số dẫn đầu.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động