Đề nghị bỏ quy định cho thuê lại địa điểm kinh doanh phải được chấp thuận của đơn vị quản lý chợ
Tăng cường quản lý chợ cóc, chợ tạm ở đường Lĩnh Nam Tăng cường công tác quản lý chợ cóc, chợ tạm Tập huấn nghiệp vụ PCCC cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý chợ |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, vừa góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ, do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.
Theo VCCI, cơ quan soạn thảo cần giải thích một số khái niệm, ví dụ như phạm vi điều chỉnh của Nghị định là “chợ mang tính truyền thống”, nhưng Dự thảo lại không có quy định nào giải thích cho khái niệm này.
Theo VCCI, cần quy định cụ thể các khái niệm liên quan đến quản lý chợ mang tính truyền thống. Ảnh minh họa |
Hay Dự thảo đã giải thích một số khái niệm về các loại chợ, nhưng các tiêu chí để xác định các loại chợ lại không thống nhất, rất khó để phân biệt các loại chợ với nhau. Ví dụ như “không có cư dân sinh sống” là đặc điểm để xác định “chợ dân sinh”, “chợ đầu mối” nhưng trong các khái niệm về “chợ tạm”, “chợ tự phát”, “chợ nông thôn”, “chợ đêm”, “chợ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc” lại không có đặc điểm này; yếu tố “quy hoạch” được xác định để phân biệt “chợ tạm”, “chợ tự phát”, “chợ đêm” nhưng lại không có trong các chợ còn lại…
Dự thảo quy định các tiêu chí xác định chợ đầu mối, nhưng một số khái niệm chưa thật rõ ràng như “quy mô lớn”, “tác động xấu tới môi trường” sẽ được hiểu như thế nào?
Theo Dự thảo thì doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Nội quy chợ. VCCI cho rằng, quy định này sẽ tạo gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xét duyệt mới được phép áp dụng.
“Điều 10 Dự thảo quy định về nội dung chính của Nội quy chợ. Doanh nghiệp có thể dựa vào quy định này để xây dựng nội quy. Cơ quan Nhà nước có thể quản lý bằng hình thức hậu kiểm, nếu nhận thấy nội dung nào chưa phù hợp sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa. Hơn nữa, xét về tính minh bạch, Dự thảo không quy định về trình tự, thủ tục để doanh nghiệp được phê duyệt Nội quy chợ. Điều này sẽ gây khó khăn trên thực tế áp dụng”, VCCI góp ý.
Từ các phân tích trên, để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phê duyệt Nội quy chợ.
Cũng theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ phải “lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
VCCI cho rằng, các ngành nghề kinh doanh đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ và do các cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý. Việc bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ.
Theo VCCI, quy định doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ phải “lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ" là chưa phù hợp. |
Vì vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện phê duyệt phương án kinh doanh là chưa phù hợp, tạo gánh nặng chi phí tuân thủ và dường như can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, theo VCCI, xét tính minh bạch, không rõ cơ quan Nhà nước sẽ dựa vào tiêu chí gì để phê duyệt các phương án này, trình tự, thủ tục như thế nào? Từ phân tích này, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định “thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ của thương nhân không vượt quá thời hạn do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định”. Theo VCCI, quy định này là chưa hợp lý trong trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ, nên cần bỏ quy định về thời hạn này trong trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ.
Đáng quan tâm, Dự thảo quy định thương nhân kinh doanh tại chợ khi sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh còn trong thời hạn hợp đồng thì phải được sự chấp thuận của đơn vị quản lý, kinh doanh chợ.
VCCI cho rằng, việc sang nhượng, cho thuê lại địa điểm kinh doanh là một dạng giao dịch tài sản, cần được tạo điều kiện để thu hút thương nhân kinh doanh tại chợ. Việc yêu cầu phải có chấp thuận của đơn vị quản lý, kinh doanh tại chợ sẽ khiến cho giao dịch gặp khó khăn, phức tạp hơn.
Mặt khác, cũng không rõ đơn vị quản lý, kinh doanh tại chợ sẽ dựa vào căn cứ nào để chấp thuận hoặc từ chối. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của thương nhân kinh doanh tại chợ, khi lợi ích của mình lại phụ thuộc vào chủ thể khác. Do đó, VCCI cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31